Dân tộc Khmer là một dân tộc có mặt sớm ở vùng đất Nam bộ nhiêu ngôi chùa của đồng bào người Khmer trên vùng đất này đã chứng minh được điều đó. Có nhiều ngôi chùa đã ghi dấu trong lịch sử mở cõi của Đồng bằng sông Cửu Long sớm hơn rất nhiều so với tên gọi Gia Định, một tên gọi chính thức đặt dấu ấn cho việc mở cõi và cai trị của chúa Nguyễn ở vùng đất này. Song song với việc ghi dấu ấn cho việc định cư của mình, người dân Khmer cũng kế thừa nền văn hóa Ăngco, nền văn minh lúa nước cộng với tập tục sinh hoạt của những nhóm lưu dân của người Kinh, người Hoa, người Chăm tạo nên một bản sắc, một nền văn hóa riêng của mình. Nền văn hóa đó có giá trị tiêu biểu, không lẫn lộn, pha tạp, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố hài hòa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa đó cần được gìn giữ và phát huy nhằm chống sự “xâm thực” của các nền văn hóa khác, bảo toàn nguyên vẹn yếu tố gốc có như vậy mới thấy được sự phong phú đa dạng trong nền văn hóa Việt Nam. Người Khmer Ở Nam Bộ, Việt Nam Nguyễn Khắc Cảnh, Đặng Thị Kim Oanh NXB Thông Tấn 2002 186 Trang File PDF-SCAN (trắng đen) Song ngữ: VIỆT-ANH Link download https://lrc.tvu.edu.vn/van-hoa-nghe-thuat-phong-tuc/1127.html https://drive.google.com/file/d/1Afjs-MODIe3fn8wjJoHWoTnGzg3sgS26https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1