Người Quay Tơ (NXB Đời Nay 1926) - Nhất Linh, 90 Trang

Discussion in 'Tác Phẩm Kinh Điển' started by admin, May 24, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]Trước lúc Tự Lực văn đoàn xuất hiện khoảng một năm, phong trào thơ mới đã nổ ra từ báo chí trong Nam rồi nhanh chóng lan ra báo chí ngoài Bắc và trở nên rầm rộ trên báo chí cả nước. Và Tự Lực văn đoàn đã nhập cuộc. Tờ Phong hóa của nhóm đăng nhiều ý kiến bênh vực thơ mới, nhiều sáng tác thơ mới của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Đoàn Phú Tứ, Huy Thông… Từ trong các thành viên Tự Lực văn đoàn xuất hiện những tác giả tiêu biểu của thơ mới, cũng đồng thời là những nhà thơ tiêu biểu của thơ Việt thế kỷ XX: Thế Lữ, Xuân Diệu, Tú Mỡ. Trong sự tác động của Tự Lực văn đoàn đến phong trào thơ mới, phải kể vai trò nổi bật của Thế Lữ. Dưới bút danh Lê Ta trên Phong hóaNgày nay, Thế Lữ thường xuyên điểm bình các sáng tác thơ đương thời, khuyến khích hoặc phê phán những tác giả, tác phẩm cụ thể. Chính Thế Lữ đã giới thiệu, khẳng định tài năng thơ của Xuân Diệu. Tiếp đó Xuân Diệu giới thiệu với làng thơ khuôn mặt sáng tạo của người bạn thơ thân thiết của ông là Huy Cận. Huy Cận lại gây ảnh hưởng đến một số bạn học ở Huế, trong số đó có Tế Hanh…
    Trong vườn thơ mới vừa hình thành hồi ấy, Tự Lực văn đoàn cổ vũ không phải cho mọi tuyến mà chỉ một tuyến phát triển thơ ca, tạm gọi là tuyến "từ Thế Lữ đến Xuân Diệu, Huy Cận" và những tác giả gần với tuyến ấy. Tự Lực văn đoàn tỏ ra định kiến với những tài năng thơ của trường thơ Bình Định (Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên…). Quan điểm và cách định giá của Tự Lực văn đoàn về mùa đầu thơ mới 1932-1942 đã ảnh hưởng rất rõ đến Hoài Thanh-Hoài Chân khi hai ông này soạn cuốn Thi nhân Việt Nam 1932-1941, tổng kết phong trào cải cách thơ này. Từ 1935 đến 1945, nhà xuất bản Đời Nay của Tự Lực văn đoàn đứng tên cho in 8 tập thơ: Giòng nước ngược (1943) của Tú Mỡ, Mấy vần thơ của Thế Lữ (1935), Thơ thơ (1938) của Xuân Diệu, Lửa thiêng (1940) của Huy Cận, Mấy vần thơ, tập mới (1941) của Thế Lữ, Bức tranh quê (1941) của Anh Thơ, Mây (1943) của Vũ Hoàng Chương, và Hoa niên (1945) của Tế Hanh. Danh mục này cho thấy sự tinh tường trong việc chọn in thơ của nhà Đời Nay, thường do Thế Lữ, Xuân Diệu, Thạch Lam đảm nhiệm.
    • Người Quay Tơ
    • Trong Tự Lực Văn Đoàn
    • NXB Đời Nay 1926
    • Nhất Linh
    • 90 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link Download
    http://issuu.com/nvthuvien/docs/nh___t_linh_-_ng
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     
    Last edited: Dec 31, 2019

Share This Page