Rồi sau ngày giải phóng, tại giảng đường Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, diễn ra buổi nói chuyện chuyên đề văn học vùng tạm chiếm. Thật bất ngờ: diễn giả của buổi nói chuyện hôm ấy là nhà văn Vũ Hạnh – một nhà văn quê Thăng Bình mà tôi đã ngưỡng mộ từ trước những năm giải phóng. Càng bất ngờ và thú vị hơn, khi tại đây, Vũ Hạnh tiết lộ mình là tác giả của cuốn sách “Người Việt cao quý”, chứ không phải A. Pazzi. Vũ Hạnh cho biết, làm gì có ông A. Pazzi nào? Chẳng qua để che mắt kẻ thù ông mượn tên A. Pazzi nhân danh một người Ý, vì người Ý hay dùng tên có âm i ở tiếp vĩ ngữ như: Paganini, Musolini… chứ thật ra theo ông, A. Pazzi có nghĩa là “bất di, bất dịch”, tức kiên định lập trường. Theo lời kể của nhà văn Vũ Hạnh, những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, xã hội miền Nam nhanh chóng du nhập lối sống Mỹ, lối sống thực dụng; điều tệ hại và nguy hiểm hơn là trong tâm lý, tình cảm một số người, đặc biệt trong giới văn nghệ có xu hướng vọng ngoại, lai căng, coi thường văn hóa truyền thống dân tộc, mặc cảm vì “giống da vàng nhược tiểu”… Vũ Hạnh nói ông viết cuốn sách này theo “mệnh lệnh” của cách mạng. Người chỉ thị trực tiếp, không ai khác là nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ Trần Bạch Đằng. Ông Trần Bạch Đằng không “đặt hàng” để viết đề tài gì cụ thể, ông bảo viết sao có lợi cho kháng chiến, cho cách mạng, đề cao văn hóa dân tộc, con người Việt Nam là được. Hình như Vũ Hạnh ấp ủ đề tài này từ lâu, trong ông tràn dậy một niềm tự hào từ đáy lòng, như có một “linh khí” chợt trào ra ngòi bút. Vũ Hạnh viết “Người Việt cao quý” chỉ hơn một tuần và sau đó được xuất bản ngay. Lúc đó tác phẩm dựa theo nguyên tác Per Comporedere Vietnam Il Vietnamila do Hồng Cúc dịch. Cuốn sách được giữ bí mật danh tính nhà văn khá lâu, ít ai biết đó là của Vũ Hạnh, vì tin đồn loan ra là có một kỹ sư hóa học người Ý thật, sống lâu năm ở Sài Gòn viết cuốn đó. Sau giải phóng, nhà văn Phan Tứ gặp Vũ Hạnh bảo: Mình đã đọc “Người Việt cao quý” của A. Pazzi, liên hệ bên Ý cũng không sao tìm ra ông này, vậy ở Sài Gòn ông có biết A. Pazzi không? Vũ Hạnh lúc này chỉ biết cười. Nụ cười và đôi mắt chắc lúc đó rất giống với những gì ông đã mô tả tài tình trong “Người Việt cao quý”. Người Việt Cao Quý NXB Khai Trí 1970 Tác giả: A. Pazzi (Vũ Hạnh) Người dịch: Hồng Cúc 84 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1CajEr6dfHj034inNiZolKqjUzF9zCMMKhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1