Nguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo (NXB Đại Học Quốc Gia 2001) - Sigmund Freud, 256 Trang

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by admin, Mar 25, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-7-19_13-51-22.png
    Văn hoá và tôn giáo là những vấn đề vô cùng phức tạp và rông lớn, tác động sâu xa tới toàn bộ đời sống xã hội, tới ý thức, lối sống và nhân cách cá nhân của mọi thành viên. Do vậy, chúng là đối tượng nghiên cứu có tính chất bao trùm lên toàn bộ các khoa học xã hội và nhân văn. Học thuyết Marx với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đã có cống hiến to lớn trong giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm đó. Tính đúng đắn của học thuyết Marx, đặc biệt là các công trình của F. Engels, là chỉ ra một cách khoa học và thuyết phục những cơ sở lao động-kinh tế của việc hình thành ý thức xã hội, lâu đài văn hoá, tín ngưỡng, các phong tục tập quán và mối tương quan giữa ý thức xã hội với nhân cách cá nhân. Chủ nghĩa Marx nhìn nhận các hiện tương xã hội đó như là kết quả của hành động có ý thức của con người. Tuy nhiên, hành động của con người, đặc biệt là hành vi của các cá nhân, không phải chỉ được điều khiển bởi ý thức, mà có khi nó còn bị thúc đẩy bởi các động lực vô thức nằm sâu trong tận đáy tâm thức của con người, cái đôi khi được đồng nhất với bản năng.
    Với tư cách một học thuyết duy vật biện chứng và lịch sử được xây dựng trên cơ sở các thành tựu mới nhất của các khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đương thời, nó thừa nhận tiến hoá luận của Darwin, tiếp thu và kế thừa lí thuyết văn hoá – nhân học của nhà nhân học Mĩ H. Morgan, chủ nghĩa Marx không phủ nhận cơ sở vật chất sinh học của con người, như Marx đã từng chỉ dẫn: “Giải phẫu học về con người là cái chìa khoá cho giải phẫu học về con khỉ”, cho nên nó cũng không coi thường bản năng và vô thức. Chỉ có điều, do một số nhà lí luận sau này bởi nhiều lí do khác nhau, đã tuyệt đối hoá mặt ý thức mà xem nhẹ việc nghiên cứu vô thức và tâm lí cá nhân. Mảnh đất quan trọng và thiết thân ấy, do vậy, trong một thời kì dài hàng thế kỉ đã là nơi tung hoành của các trường phái tâm lí học ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âu và Bắc Mỹ, mà trung tâm của họ là phân tâm học (Psychanalyse) với đại biểu điển hình là Sigmund Freud được nhiều người xem là cha đẻ của phân tâm học, một người mà tác phẩm của mình từng được coi là “cấm kị”, không được phổ biến ở một số nước trong thời kì chiến tranh lạnh.
    • Nguồn Gốc Của Văn Hóa Và Tôn Giáo
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2001
    • Tác giả: Freud Sigmund
    • Dịch giả: Lương Văn Kế
    • 256 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/13cetvni4HAuymCnuBOtjf9zLRQow5AhN
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jul 19, 2023

Share This Page