Toàn cầu hoá đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội mà còn góp phần làm biến đổi nhà nước và pháp luật. Vậy, dưới sự tác động của toàn cầu hoá, nhà nước và pháp luật trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng vận động và biến đổi như thế nào? Vấn đề này được TS. Nguyễn Văn Quân làm rõ trong cuốn sách “Nhà nước và pháp luật trong bối cảnh toàn cầu hoá”. Quá trình toàn cầu hoá dẫn đến sự hình thành, phát triển và lớn mạnh của các tập đoàn đa quốc gia, với phạm vi hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ biên giới và sự kiểm soát truyền thống của nhà nước. Vì thế, nhà nước cũng phải cải cách theo hướng tạo ra những cấu trúc linh hoạt để có thể xử lý các vấn đề phức tạp của xã hội đương đại, theo đó là sự hình thành một hệ thống pháp luật quốc tế ngày càng vững chắc. Dưới tác động của toàn cầu hoá, nhà nước có những điều chỉnh sâu rộng trong quản lý: chuyển từ mô hình cung cấp dịch vụ công sang điều tiết; từ mệnh lệnh – phục tùng sang đối tác cùng hành động; từ quản lý sang quản trị nhà nước và quản trị nhà nước tốt. Cùng với sự thay đổi về phương thức quản lý, vai trò và chức năng của nhà nước trong các lĩnh vực như bảo vệ an ninh, trật tự, kinh tế, xã hội cũng vận động, biến đổi theo. Ở Việt Nam, từ khi đổi mới năm 1986, quản lý nhà nước đã từng bước dịch chuyển theo hướng quản trị và các thành tố của của quản trị tốt được ghi nhận trong văn kiện Đảng lần thứ XIII. Đây là một bước tiến lớn trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về quản trị nhà nước. Nhà Nước Và Pháp Luật Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa NXB Tư Pháp 2023 Nguyễn Văn Quân 277 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1X7wjfeNkr88CWGVAjmzsh7bsbQM-bPNqhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1