Nhật Bản Cận Đại (NXB Lao Động 2014) - Vĩnh Sính, 325 Trang

Discussion in 'Nghiên Cứu Nhật Bản' started by admin, Apr 28, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-4-14_16-4-37.png
    Từ ngày cuốn Tân Việt-nam ra đời cho đến nay đã có hơn tám mươi năm, nhưng số sách do người Việt ta viết về Nhật Bản thì hãy đang còn quá khiêm tốn, về chất cũng như về lượng. Về số lượng, những sách viết về Nhật Bản có thể đếm trên đầu ngón tay. Nhìn về nội dung, tuy những sách này nói chung là những cố gắng đáng kể, nhưng phần lớn tác giả không phải là những nhà chuyên môn nghiên cứu về lịch sử và văn hóa Nhật Bản, do đó không trách khỏi nhiều hạn chế. Gần đây “Nhóm Tìm Hiểu Nhật Bản”, mà các thành viên là các cựu du học sinh Việt Nam ở Nhật, đã cho xuất bản tập san Tìm hiểu Nhật Bản ở Tokyo với những chuyên đề như “Chế độ giáo dục nhân viên và phương thức kinh doanh quản lý của xí nghiệp Nhật” (Số 1, 1983), “Bí quyết thành công của Nhật Bản trong việc kinh doanh và quản lý xí nghiệp” (Số 2, 1984). Tuy tập san này chưa được phổ biến rộng rãi cho lắm, nhưng đây là những gạch nối quan trọng đầu tiên giúp độc giả Việt Nam học hỏi kinh nghiệm của một nước láng giềng và đồng thời cũng là một trong những nước có nền công nghiệp tiên tiến nhất thế giới.
    Ngày nay, với sự phát triển không lường của khoa học và kỹ thuật hiện đại, khoảng cách giữa các nước trên thế giới dường như được thu ngắn lại. dân tộc nào dẫu có tự hào về truyền thống văn hóa của họ đến đâu chăng nữa cũng phải đua tranh để học lấy kinh nghiệm của các nước khác. Nước nào chịu khó học hỏi một cách sáng tạo và uyển chuyển, thích ứng tiếp thu được cái hay của các nước khác thì tiến nhanh, nước nào cứ khu khu thủ cựu thì bị bỏ rơi trên đà tiến triển văn minh của nhân loại ngày càng gia tăng tốc độ. Trong hoàn cảnh đó, không bất cứ riêng gì cho nước ta, ngay cả những cười quốc Âu Mỹ hiện nay cũng đang nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản để có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn trong các vấn đề về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, và văn hóa. Tìm hiểu lịch sử và văn hóa của nước Nhật vừa giúp ta biết thêm kinh nghiệm của một dân tộc láng giềng, vốn cùng nằm trong vòng ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, vừa tạo điều kiện để chúng ta có thể “nhìn lại chính mình” một cách khách quan hơn.
    Khi nghiên cứu về Nhật Bản, các học giả đồng ý với nhau trên quan điểm là không thể giải thích tường tận, chu đáo về sự phát triển của nước Nhật ngày nay nếu không hiểu rõ về lịch sử và văn hóa của người Nhật. Với hoài bão giúp độc giả có một cuốn sách về lịch sử cận đại Nhật Bản mà đối tượng chính là người Việt, chúng tôi đã cố gắng đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Nhật Bản (ở Canada), đồng thời tổng hợp những thành quả nghiên cứu mới mẻ nhất của các học giả trong nghành, cố gắng phân tích những nét chính trong lịch sử Nhật Bản nhằm giúp độc giả trả lời những câu hỏi căn bản sau đây: Đâu là những nét căn bản trong lịch sử Nhật Bản? Những di sản văn hóa, chính trị, kinh tế của Nhật Bản trước Minh trị Duy tân (1868), và những cải cách nào đã tạo nền móng đưa nước Nhật tiến lên hàng cường quốc trong khoảng năm mươi năm sau đó? Tại sao trong các nước Đông Á chỉ có nước Nhật sớm trở nên cường quốc? Xã hội Nhật Bản đã biến dạng như thế nào trong hơn một trăm năm qua? Nguyên nhân nào đã đưa Nhật Bản đến con đường xâm lược Đại Đông Á tuyệt vọng để rồi bị phá sản hoàn toàn năm 1945? Làm sao giải thích sự phục hồi và phát triển kinh dị của kinh tế Nhật sau thế chiến thứ hai? Những vẫn đề nào cấp bách nhất đối với “cường quốc kinh tế” Nhật Bản ngày nay?
    Trong sách này, để thích hợp với độc giả Việt Nam, những tên tiếng Nhật nào cần thiết đều có thêm âm Hán Việt để độc giả cảm thấy dễ quen thuộc và tiện bề tham khảo. Tuy vậy chúng ta cũng nên nhớ rằng âm tiếng Nhật mới là chính yếu và quan trọng trong việc nghiên cứu và tham khảo về Nhật Bản. Từ trước đến nay, có lẽ vì ảnh hưởng của sách vở bằng Hán văn, ta thường lẫn lộn tên của một số người Nhật; chẳng hạn như nhà chính khảo Inukai Tsuyoshi (1855-1932), ta gọi là Khuyển Dưỡng Nghị (còn khi viết với dấu ngang: Khuyển –Dưỡng – Nghị), hóa như họ cho ông ta là Khuyển và tên gọi là Dưỡng Nghị. Thật ra, họ của ông ta là Khuyển Dưỡng (Inukai) và tên của ông ta là Nghị (Tsuyoshi). Để tránh những lỗi lầm như vậy, trong sách này tên ông ta sẽ chú theo âm Hán Việt là “Khuyển - Dưỡng Nghị”. Trường hợp những tên khác cũng sẽ được giả quyết tương tự.
    • Nhật Bản Cận Đại
    • NXB Lao Động 2014
    • Vĩnh Sính
    • 325 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1aKM6kq8m-Y_wt8zXGotoaaekgVFzURip
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Apr 14, 2022

Share This Page