Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại - Herbert P. Bix, 737 Trang

Discussion in 'Văn Học, Nghị Luận' started by quanh.bv, Jul 29, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Nhật Hoàng Hirohito Và Công Cuộc Kiến Thiết Nước Nhật Hiện Đại
    NXB Thế Giới 2013
    Herbert P. Bix
    Dịch: Nguyễn Hồng Tâm,Trịnh Minh Hùng
    737 Trang
    Chúng ta biết đến nhiều sự phát triển thần kỳ của đất nước Nhật Bản những con người có thể làm nên sự chuyển biến đó thì không phải ai cũng biết. Nhật hoàng Hirohito chính là người làm nên lịch sử. Cuộc đời của ông gắn liền với sự phát triển của đất nước Nhật Bản. Để hiển rõ hơn về cuộc đời của ông và sự phát triển thần kỳ của đất nước Nhật Bản chúng ta hãy cùng nhau đón đọc tập sách Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại
    Chuyện về những quốc gia phát triển vượt bậc, lớn mạnh thành cường quốc luôn chứa đựng trong nó biết bao thành tựu kỳ diệu, những bài học lịch sử giá trị nhưng cũng không tránh khỏi những mất mát, trả giá. Trong số các cường quốc ấy, Nhật Bản là quốc gia rất đặc biệt với một nền văn hóa đặc sắc, lịch sử phát triển rất riêng và một cấu trúc xã hội độc đáo. Một mặt, là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, song mặt khác lại được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, về vị trí địa lý, về chủng tộc… Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ. Theo thống kê Nhật là nước có thu nhập cao nhất ở châu Á; một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ; đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng; thứ 4 thế giới về xuất khẩu và thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục tôn vinh "Thần kì Nhật Bản".
    Sự phát triển của Nhật Bản chia là hai giai đoạn
    Giai đoạn đầu gắn với Fukuzawa Yukichi ông là người đã đặt nền móng cho Nhật Bản phát triển theo đường lối chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, bước đầu đặt nền móng cho một nhà nước hiện đại.
    Giai đoạn lịch sử quan trọng thứ hai của Nhật Bản gắn liền với Hirohito, cháu nội của Nhật Hoàng Minh Trị. Hirohito là tên húy của Thiên hoàng Chiêu Hòa (29/4/ 1901 – 7/1/1989), tức vị Thiên hoàng thứ 124 của Nhật Bản. Ông lên ngôi Thiên hoàng từ năm 1926 đến 1989, có thời gian trị vì dài hơn bất cứ một Thiên hoàng nào khác trong lịch sử Nhật Bản. Ông là người đầu tiên của Hoàng gia Nhật Bản xuất ngoại đi châu Âu suốt 6 tháng, tới Anh, Pháp, Hà Lan, Italia, Bỉ và cuộc đời ông chứng kiến nhiều sự kiện vô cùng quan trọng của nước Nhật
    Nhật hoàng Hirohito là người quảng giao. Ông có bạn bè thuộc nhiều tuýp người khác nhau và có những người trong số họ thích viết về ông một cách thẳng thắn. Ông là người kín tiếng, đôi khi với ông những lời hùng biện nhất chính là không nói gì cả. Là người của công chúng, ông đã học được cách thận trọng khi nói về những vấn đề riêng của mình. Những tác phẩm có bút tích của ông để lại không nhiều. Nhưng chúng cho chúng ta thấy được tâm tư tình cảm của ông và giúp chúng ta hiểu được phản ứng của ông trước những sự kiện trọng đại đã trải qua trong đời. Sự thật là trong các dịp lễ tiết quan trọng, ông có sáng tác những bài thơ waka (hòa ca) theo phong cách của ông nội Nhật hoàng Minh Trị. Tất cả khoảng hơn 860 bài, hầu hết được viết sau năm 1945 và đã được xuất bản. Nhưng ông không cho xuất bản bất kỳ hồi ký nào của mình và thường chỉ bày tỏ chính kiến hoặc dự định của mình thông qua những người khác, mà những người này lại cho rằng thật là bất kính và không thích hợp chút nào nếu một thần dân Nhật Bản viết bài chỉ trích Nhật hoàng của mình.
    Tác phẩm này cố gắng nghiên cứu một cách chính xác các sự kiện và các hệ tư tưởng, cho dù sâu sắc hay chỉ thoáng qua, đã ảnh hưởng đến ông, với tư cách là Nhật hoàng và với tư cách là một con người.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page