Nhu Cầu Học Tập Của Học Sinh Và Trẻ Em Gái Dân Tộc (NXB Giáo Dục 2012) - Đặng Thị Thanh Huyền

Discussion in 'Tủ Sách Phổ Thông' started by quanh.bv, Apr 5, 2015.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-5-4_11-44-42.png
    Thu hẹp khoảng cách giới và dân tộc trong tiếp cận giáo dục ở tất cả các bậc học là một trong những mục tiêu của bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục mà toàn cầu đang nỗ lực thực hiện trong khuôn khổ Chương trình giáo dục cho mọi người. Điều 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em công nhận giáo dục là một quyền căn bản và nhấn mạnh rằng việc thực hiện quyền được giáo dục cần được đảm bảo liên tục và trên cơ sở bình đẳng về cơ hội.
    Việt Nam đa đạt được nhiều thành công trong việc cải thiện chất lượng giáo dục cho trẻ em ở bậc Trung học cơ sở. Mặc dù vậy, đa số các em học sinh dân tộc, đặc biệt là học sinh gái dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng dân tộc, vùng khó khăn vẫn chưa được hưởng thụ đầy đủ quyền lợi học tập như các học sinh trai hoặc so với vùng khác. Những số liệu thống kê quốc gia chưa chỉ rõ được sự khác biệt về thành tích học tập giữa các nhóm dân tộc khác nhau ở các vùng miền khác nhau và khoảng cách bất bình đẳng giới giữa trẻ em gái và trẻ em trai dân tộc thiểu số. Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu học tập của trẻ em gái dân tộc thiểu số hiện nay, phân tích những khó khăn cản trở việc học tập của trẻ em dân tộc thiểu số nói chung, trẻ em gái dân tộc thiểu số nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo công bằng giới trong giáo dục THCS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở miền núi, vùng dân tộc, vùng khó khăn là việc làm hết sức cần thiết.
    Đáp ứng yêu cầu trên, Dự án Phát triển giáo dục THCS II (Bộ Giáo dục và Đào tạo) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu giáo dục dân tộc (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) tổ chức biên soạn tài liệu Nhu cầu học tập của học sinh và trẻ em gái dân tộc thuộc bộ tài liệu GIÁO DỤC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ (Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh của quá trình phát triển). Ngoài Tóm tắt nội dung cơ bản bằng tiếng Anh, nội dung cụ thể của tài liệu gồm năm chương:
    Chương 1. Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xă hội, phát triển giáo dục quốc gia
    Chương 2. Đặc điểm tâm lí của học sinh nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi 11 đến 14.
    Chương 3. Một số kết quả giáo dục cho học sinh nữ dân tộc thiểu số bậc THCS hiện nay
    Chương 4. Kết quả khảo sát nhu cầu học tập của học sinh nữ dân tộc thiểu số
    Chương 5. Giải pháp đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nữ dân tộc thiểu số.

    • Nhu Cầu Học Tập Của Học Sinh Và Trẻ Em Gái Dân Tộc
    • Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Như Sang
    • NXB Giáo Dục 2012
    • 169 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1IWLerw0SfD22IJ99uSPOwPcbmYYUZoAL
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: May 4, 2023

Share This Page