Những Bài Lượn Trống Trong Tang Lễ Tộc Người Tày Trắng Hà Giang - Hoàng Thị Cấp, 170 Trang

Discussion in 'Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam' started by nhandang123, Jun 7, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2021-9-6_22-21-57.png
    Người Tày có rất nhiều câu hát, thể loại, kiểu hát khác nhau như lượn cọi, lượn s-lương, lượn then, lượn Nàng Hai, lượn khắp… Trong tổ chức đám tang, tùy mỗi địa phương, người Tày lại thay đổi cách hát, nhưng cơ bản trên làn điệu chung là lượn. Ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, người Tày trắng bày tỏ niềm thành kính với người đã khuất qua những bài lượn trống. Theo quan điểm của người Tày trắng ở Hà Giang, gọi là “lượn trống” vì thường hát lượn cùng với trống, kèn trong đám ma. Lượn trống có 17 bài, khi phát tang, tiếng trống kèn nổi lên cũng là lúc bắt đầu lượn. Một đội ít nhất là 5 người, gồm 2 người đàn ông đánh trống to và trống bé, 2 người đàn ông thổi kèn, một người hát lượn, những người phụ thì dùng chũm chọe, vừa đánh vừa múa, đi xen nhau vòng quanh quan tài. Và cứ 10- 15 phút lại có một bài lượn mới, tượng trưng cho một hoạt động cụ thể trong lễ tang.
    Nghệ nhân Hoàng Thị Cấp chia sẻ: Trong 1 ngày người ta mời người mất ăn 3 bữa cơm, sáng- trưa- tối, người ta sẽ lượn 3 bài trong 3 bữa đó. Con gái con rể mang lễ đến để viếng bố mẹ hoặc ông bà, thì lại có 1 bài lượn riêng. Đến khi nộp lễ cho người mất, vẫn là của con gái con rể, lại có 1 bài lượn nữa. Còn thông gia thì mang cành hoa và lễ vật đến, khi chào nhau thì có 1 bài lượn, rồi khi nộp lễ, dâng lễ cho lại có 1 bài lượn nữa. Thường thì lời lượn giản dị, gần gũi, ví dụ trong bữa cơm có món ăn gì người ta sẽ hát về món đó. Khi mời cơm người chết, tiếng trống kèn nổi lên một lúc, dừng lại là ông thầy bắt đầu mời. Dù gắn với hoạt động nào, thì giọng điệu chung của các bài lượn vẫn là buồn, thấm thía, có mở đầu, có kết thúc.
    Theo nghệ nhân Hoàng Thị Cấp, "mở đầu của các bài lượn trống thì bao giờ ông lượn cũng nói ý là: chúng tôi là người dưng, được gia đình mời đến đây, chúng tôi đến đây xin chào, và xin giới thiệu họ tên, đoàn chúng tôi như thế này, sau đó bắt đầu vào… Sau phần than thở ở phần cuối bao giờ cũng là lời dạy con cháu ở lại sẽ như thế nào, mỗi bài đều có những khúc như thế. Ông ấy hát với người chết, nhưng bên trong đó mình thấy ông ấy đang nói hộ cả người sống, cả con cháu cả gia đình họ hàng, tất cả những người có mặt ở đó là ông ấy nói hộ hết". Khi đã nhập cuộc cùng gia chủ, đội kèn trống và ông thầy chuyên hát lượn sẽ chú tâm thực hiện phần việc của mình. Ông thầy này phải rất giỏi văn thơ, hát hò, đối đáp, có sẵn trong đầu rất nhiều phương án. Với dâu rể thì hát thế nào, người trẻ chưa lấy chồng thì hát làm sao, người cao tuổi thượng thọ thì họ lại thêm vào vài câu nữa, dựa trên một nền chung là nói thực tại và hướng đến tương lai.
    • Những Bài Lượn Trống Trong Tang Lễ Tộc Người Tày Trắng Hà Giang
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2010
    • Hoàng Thị Cấp
    • 170 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/120676
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Sep 6, 2021

Share This Page