Những Thần Nữ Danh Tiếng Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam (NXB Phụ Nữ 1996) - Nguyễn Minh San

Discussion in 'Văn Hóa Học' started by quanh.bv, Jun 7, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2021-9-5_14-38-54.png
    Từ xa xưa và cho đến những năm gần đây, nước ta là một nước nông nghiêp, dân cư sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa. Lúa đã nuôi sống con người và cho con người sức mạnh. Quý trọng và biết ơn, lúa đã được nhân dân ta tôn thờ là Thần. Cuộc sống lao động vất vả một nắng hai sương đã giúp nhân dân ta đúc kết kinh nghiệm và nhận ra tầm quan trọng hàng đầu của hai yếu tố Đất và Nước đối với nghề nông. Vì vậy, Đất, Nước cũng được tôn là Thần. Việc canh tác của người dân còn bị bao hiện tượng thiên nhiên khác như: mây, mưa, sấm, chớp...chi phối. Các lực lượng siêu nhiên ấy cũng được tôn là những vị thần: thần Sấm, thần Chớp, thần Mây, thần Mưa,… Họ cho rằng các yếu tố Đất, Nước, Lúa, Mây, Mưa...đều mang âm tính, có dạng nữ nhân và mang tư cách Mẹ. Nghĩa là, những hiện tượng thiên nhiên ấy cũng có thuộc tính của người mẹ, với một chức năng thiên bẩm đó là sự sinh sản để bảo tồn nòi giống trong lịch sử tiến hóa loài người. Phả hệ tín ngưỡng thần nữ Việt Nam đã ngàn đời ghi danh: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, Mẹ Mưa…
    Ở nước ta, điều ấy hiện biết qua một bằng chứng là trước khi Phật giáo và các tôn giáo phổ quát thế giới thâm nhập vào khoảng thế kỷ III trước công nguyên thì nơi đây – mà cụ thể là vùng Luy Lâu, thủ phủ của đất Giao Châu xưa, người đàn bà đã nắm địa vị chủ chốt trong đời sống tín ngưỡng – Đó là Man Nương đã được tôn xưng là Phật Mẫu. Việc thờ phụng các thần Nữ này không ngoài mục đích bày tỏ lòng biết ơn các thần linh, cầu mong các vị bảo vệ, ban cho người an vật thịnh. Chính từ tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” ấy mà nhân dân Việt Nam đã hình thành phẩm chất luôn biết ơn và kính cẩn đối với những kỳ tích và những người làm nên những kỳ tích đó Những nữ tướng dựng cờ khởi nghĩa lập chiến công ngoài trận mạc xây nên biểu tượng sáng ngời của tinh thần yêu nước Việt Nam “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”; những người phụ nữ đã có công giúp dân dựng ấp, truyền thụ kiến thức, dạy nghề,..Tư duy huyền thoại chính là cứu cánh của người nông dân xưa đã giúp họ tạo ra các thần linh vốn là các thần thiên nhiên có một đời sống thực, một lý lịch rõ ràng như con người ở chốn trần gian. Điều ấy có thể thấy rõ ở cuối thế kỷ XV, nhiều thần Nữ đã xuất hiện dưới dạng các nữ tướng của Hai Bà Trưng, là công chúa con vua Hùng...được chính thức và thể chế hóa trong hệ thống làng xã. Và rồi, từ chính cuộc đời thực và sinh động ấy, với tư duy nghệ thuật cổ tích, người dân lao động lại tưởng tượng ra những điều kỳ vỹ, mông lung, huyền ảo gắn với các bà, các mẹ, các chị để nâng họ lên khỏi cõi phàm trần, nhập thân vào thế giới siêu phàm, có cuộc sống ở thế giới thần linh. Trong niềm tôn trọng và yêu mến những người đã xả thân vì dân vì nước, người dân vẫn giữ ý tưởng cho rằng những kỳ tích ấy không bao giờ chết mà họ đã “hóa”. Họ trở thành Thánh Mẫu, Phật Bà Quan Âm, Bà Chúa, Thành hoàng làng, Tổ nghề,…
    • Những Thần Nữ Danh Tiếng Trong Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam
    • NXB Phụ Nữ 1996
    • Nguyễn Minh San
    • 310 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/121040
    https://drive.google.com/file/d/1mEDtIIYkLqZ5Ta5vH0Hn_rH1q0M4rOot
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 14, 2022

Share This Page