Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. Trong tiếng Việt, những từ nào đồng âm với nhau thì luôn giống nhau về phát âm và cách viết trong mọi bối cảnh sử dụng; các từ đồng âm khi viết bằng chữ Quốc ngữ thì giống nhau (vì cùng âm đọc), nhưng khi được viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm thì sẽ khác nhau (vì khác ý nghĩa). Về phân loại, từ đồng âm có thể chia thành 4 loại chính: (1) Đồng âm từ vựng (các từ thuộc cùng một từ loại). Ví dụ: đường (con đường), đường (đường phèn). (2) Đồng âm từ vựng - ngữ pháp (các từ khác nhau về mặt từ loại). Ví dụ: chỉ (cuộn chỉ), chỉ (chỉ tay năm ngón), chỉ (chỉ riêng mình tôi). (3) Đồng âm từ với tiếng (Các từ khác nhau về cấp độ và kích thước ngữ âm, nhưng không vượt quá một tiếng. Ví dụ: có khách ghé thăm, cười khanh khách. (4) Đồng âm với tiếng nước ngoài qua từ mượn phiên âm. Ví dụ: sút (giảm sút: gốc Việt) - sút (sút bóng: gốc Anh) Những Tiếng Đồng Âm NXB Tân Việt 1968 Phan Công Giàu 398 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/18P9uFzFcdvvaoob9WYsMHhtaa318GgkYhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1