Bối cảnh không gian được chia làm ba loại: Bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã hội và bối cảnh tâm trạng. Trong đó, bối cảnh thiên nhiên và tâm trạng luôn tác động với nhau thường là chỗ giao thoa giữa khung cảnh và nhân vật. Bối cảnh thiên nhiên là khung cảnh rộng lớn, đa dạng thay đổi theo bốn mùa. Nó bao gồm những hiện tượng thiên nhiên như: trời, đất, cỏ, cây… gửi gắm một tâm trạng, dự báo một nhân vật xuất hiện hay một số sự kiện nào đó sẽ xuất hiện có thể một cuộc thoại diễn ra. Bối cảnh xã hội bao gồm cuộc sống của những tầng lớp người và cá nhân này với cá nhân khác. Có khi là những tập quán, phong tục, những quan hệ “có vấn đề” giữa cá nhân này với cá nhân khác như: nạn đói, vỡ đê, ăn cắp, chiến tranh… Bối cảnh tâm trạng là thế giới nội tâm con người. Nó có thể là niềm vui, nỗi buồn, những hoài niệm kí ức, những ước mơ… của con người. Đó là trạng thái chung của dân tộc trong đó có cá nhân mỗi người. Trong bối cảnh không gian rộng lớn đó, mỗi trào lưu văn học, mỗi tác giả chọn lựa “môi trường” phù hợp để nhân vật hoạt động. Cùng một thời kì văn học 1930 – 1945 nhưng truyện của dòng văn học lãng mạn (nhóm Tự lực văn đoàn) thường xuất hiện những cảnh làng quê êm ả, những đồi núi trung du trữ tình, hò hẹn yêu đương đối lập với sân khấu của những con người xã hội dưới ngòi bút tả thực của nhà văn hiện thực: đình làng, nha môn, chợ quê, cảnh xóm thợ… Nếu như ở Thạch Lam, bối cảnh không gian lúc ở ga xép nhỏ, lúc phố huyện nghèo nàn, lúc mảnh vườn cũ có cây hoàng lan… và chủ yếu là bối cảnh thiên nhiên thì ở Nguyễn Công Hoan, không gian phần lớn là bối cảnh xã hội, ít thấy bối cảnh thiên nhiên như: vỡ đê, nha môn, gia đình, bầu cử… Dù bối cảnh không gian được lựa chọn và sử dụng như thế nào thì nó vẫn là yếu tố tạo nên tình huống đối thoại chứa đựng ý đồ nghệ thuật của mỗi tác giả. Không gian như là một nhân tố nghệ thuật, có đặc sắc riêng nên “không thể tái hiện đời sống mà không dựng lại địa điểm, nơi nhân vật sống, hành động hoặc những chân trời mà nhân vật ước mơ” Sách có các nội dung chính sau: Chuyện và truyện. Chuyện của con người và con người trong chuyện. Lời kể và lời thoại trong truyện. Không gian như một nhân tố nghệ thuật của truyện. Thời gian như một nhân tố cấu trúc của truyện. Giọng kể-mối cảm nhận tự nhiên của người nghe và người đọc. Thống nhất một thuật ngữ của ngôn ngữ học và thi pháp học: diễn ngôn. Những Vấn Đề Thi Pháp Của Truyện NXB Giáo Dục 2000 Nguyễn Thái Hòa, 206 Trang File PDF-SCAN Link download https://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/1745 https://drive.google.com/file/d/1eO8ZjdyvIG1Vh-1_23kR0YHMzSx0ynpMhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1