Những Vấn Đề Thi Pháp Thơ Hiện Đại (NXB Đại Học Quốc Gia 2013) - Trần Khánh Thành, 169 Trang

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by admin, May 9, 2013.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2024-1-28_11-15-10.png
    Huy Cận là nhà thơ lớn của dân tộc, là nhà hoạt động văn hóa say mê và năng động trong hơn nửa thế kỷ qua. Có thơ đăng báo từ năm 1938, năm 1940 Huy Cận nổi tiếng trên thi đàn với tập thơ đầu tay: Lửa thiêng. Chính “ngọn lửa thiêng” ấm áp tình người tình đời ấy đã đưa Huy Cận vào vị trí hàng đầu của phong trào Thơ mới. Sau Lửa thiêng, cùng với sự thoái trào của Thơ mới, thơ Huy Cận dần dần thưa bóng, tưởng chừng như tắt lịm.
    Nhưng như một mạch ngầm âm thầm bền bỉ, hồn thơ mang nặng tình người tình đời và tình yêu sự sống của Huy Cận bỗng trào dâng mãnh liệt trước hiện thực sôi động của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước để rồi kết đọng những mùa thơ: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963),... Bước vào những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bút lực của Huy Cận vẫn dồi dào. Với tiềm năng sáng tạo to lớn, Huy Cận tiếp tục cho ra đời hàng loạt tập thơ: Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Thiếu niên anh hùng họp mặt (1973), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1974), Những người mẹ những người vợ (1974), Ngày hằng sống ngày hằng thơ (1975)... Những năm sau khi đất nước thống nhất, nhà thơ Huy Cận vẫn bền bỉ gieo hạt hàng ngày. Các tập thơ vẫn nối tiếp nhau ra đời đều đặn: Ngôi nhà giữa nắng (1978), Hạt lại gieo (1984), Chim làm ra gió (1989), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ (1997)... Huy Cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn sáu thập kỷ.
    Thời kỳ nào thơ Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Trong gần bảy thập kỷ qua đã có hàng trăm bài tiểu luận, chuyên luận viết về thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà thơ, các nhà phê bình nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Trinh Đường, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Xuân Nam, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Ngô Quân Miện, Vũ Quần Phương, Đỗ Lai Thuý, Bế Kiến Quốc, Trần Mạnh Hảo..., đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy Cận. Các nhà thơ, các nhà nghiên cứu đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường thơ, trước và sau Cách mạng. Nhiều ý kiến đã lý giải được quá trình vận động cảm hứng sáng tạo của Huy Cận qua các tập thơ, phác thảo được những đặc điểm cơ bản của phong cách thơ Huy Cận như tình yêu sự sống, nỗi khắc khoải không gian, giọng điệu trầm lắng, giàu chất suy tưởng, bản sắc dân tộc đậm nét, phong vị Đường thi... Đáng chú ý nhất là tập tiểu luận Thế giới thơ Huy Cận của Xuân Diệu. Tập sách được in năm 1987, khi nhà thơ Xuân Diệu đã về nơi yên tịnh nhưng tình cảm, tâm huyết và tài năng của ông sống dậy trên những trang văn. Đi theo các tập thơ, các mảng đề tài chính, Xuân Diệu đã cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của những ý thơ, của những câu thơ Huy Cận và giúp người đọc đi vào thế giới thơ Huy Cận. Những công trình nghiên cứu của các tác giả đã kể trên đều rất đáng trân trọng và rất bổ ích đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp thơ Huy Cận. Tuy nhiên để khám phá thơ Huy Cận như một cấu trúc hệ thống gồm nhiều mặt đối lập mà thống nhất, vừa ổn định vừa biến đổi không ngừng thì cần có một hướng tiếp cận mới. Chúng tôi đã chọn con đường tiếp cận thi pháp để đến với thế giới thơ Huy Cận.
    • Những Vấn Đề Thi Pháp Thơ Hiện Đại
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2013
    • Trần Khánh Thành
    • 169 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1Cmna6xZYBD9rplTY9zdDhKVUMiUmKWlX
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jan 28, 2024

Share This Page