Nước Non Bình Định (NXB Nam Cường 1967) - Quách Tấn, 524 Trang

Discussion in 'Địa Chí Học' started by admin, Jun 25, 2017.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-6-23_10-29-9.png
    Từ năm 1965, Quách Tấn biên soạn tập Nước non Bình Định1, có viết Tổ mộ họ Trần ở Hoài Ân: “Mộ nằm trong ấp Vạn Hội thuộc xã Ân Tín. Trên một nấm gò cao trước mộ, dựng một tấm bia xây bằng đá, mặt khắc chìm bốn đại tự TRẦN GIA TỔ CƠ. Đó là ngôi tổ mộ của Trần Quang Diệu, theo lời con cháu họ Trần ở Hoài Ân… Truyền rằng người nằm dưới mộ là một vị Thượng thư quán Hoài Ân… Mộ phát đến ba đời quan lớn, Trần Quang Diệu là đời cuối cùng.
    Nhà Tây Sơn bị diệt, nhà Nguyễn lên ngôi Cửu Ngũ. Nhà họ Trần sợ, đốt hết giấy tờ thời trước. Tập Gia phả phái họ Trần ở Bình Định cũng thành mây khói. Tuy vậy, con cháu họ Trần không bị nhà Nguyễn làm tội, suốt mấy triều vua từ Gia Long đến Khải Định, mỗi năm nhà họ Trần cứ mùa Thu thì tảo mộ và mùa Xuân thì cúng kỵ. Mỗi lần cúng, hạ một trâu, hai bò và bốn heo…”
    Năm 1987, Tiến sĩ Vũ Minh Giang đã đến tận xã Ân Tín, huyện Hoài Ân để xác minh: “Quả thực, địa phương này còn có một họ Trần khá lớn. Dòng họ có từ đường riêng, có gia phả và còn mộ tổ, trên bia có khắc bốn chữ TRẦN GIA TỔ CƠ. Tuy nhiên, dòng họ Trần ở đây không hề biết tới Trần Quang Diệu và trong các tài liệu của gia đình không hề chép đến một người nào đó tên như vậy. Qua điều tra đối chứng và xác minh tại chỗ có thể loại trừ khả năng quê Trần Quang Diệu ở ấp Vạn Hội thuộc xã Ân Tín…
    Và năm 1978, Giáo sư Phạm Văn Diêu ở TP. Hồ Chí Minh có cho chúng tôi biết con cháu Trần Quang Diệu và người tộc trưởng còn giữ gia phả (có ghi chép về Trần Quang Diệu) hiện sinh sống ở thôn Tú Sơn, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, tỉnh Nghĩa Bình, chúng tôi đến tận địa phương này trong đợt khảo sát tháng tư năm 1987…
    Qua điều tra nghiên cứu ở Tú Sơn (xã Đức Lân, huyện Mộ Đức) có thể thấy rằng Trần Quang Diệu quê ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, tỉnh Nghĩa Bình. Dòng họ này đến đời thứ 4 (ông Trần Văn Chẩn) mới dời đến Tú Sơn khai khẩn đất ruộng, sinh cơ lập nghiệp (về mặt địa dư, tuy Đức Lân và Phổ Thuận nay thuộc hai huyện khác nhau nhưng cách nhau không xa). Họ Trần ở Kim Giao và Tú Sơn thường xuyên qua lại với nhau và cùng thờ Trần Quang Diệu” 2.
    • Nước Non Bình Định
    • NXB Nam Cường 1967
    • Quách Tấn
    • 524 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/16Far8hTizD7QW53tvOKD66iAjBoEAcbc
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Jun 23, 2022

Share This Page