Trong lịch sử nước ta, nông dân luôn luôn là một lực lượng cách mạng chủ yếu. Vấn đề nông dân, vì vậy, là một trong những vấn đề hàng đầu cần phải nghiên cứu đến. Sự nghiên cứu này đã được tiến hành từ lâu, từ khi những người cộng sản Việt Nam bắt tay lãnh đạo cách mạng nước ta. Những đường lối cách mạng nói chung và những chủ trương về vấn đề nông dân nói riêng của Đảng Cộng sản Đông Dương – tức là Đảng Lao động Việt Nam ngày nay – đều đã dựa trên sự nghiên cứu về tình hình các giai cấp, trong đó tình hình giai cấp nông dân chiếm một địa vị trọng yếu, để vạch ra. Nhưng, cũng như trên nhiều vấn đề khác, sự nghiên cứu về nông dân vẫn cần được tiếp tục. Một mặt, là để chứng minh càng rõ càng hay cơ sở thực tế của đường lối chính sách của Đảng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chúng ta cần tìm hiểu kĩ hơn nữa vì sao Đảng đã thấy được khả năng cách mạng vĩ đại của nông dân, vì sao Đảng đã nhận định nông dân là quân chủ lực của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; vì sao cuộc cách mạng ấy, theo quan niệm của Đảng, về thực chất là cách mạng của nông dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và đảng của nó. Làm như vậy cốt để hiểu rõ hơn tính chất đúng đắn của đường lối chính sách của Đảng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tăng cường lòng tin tưởng của mỗi chúng ta vào sự lãnh đạo của Đảng. Hiện nay, cách mạng miền Nam là nhằm tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước, do đó, nghiên cứu vấn đề nông dân cũng giúp thêm cho việc hiểu rõ nội dung và thực chất của cách mạng miền Nam. Mặt khác, nông dân vẫn là lực lượng chủ yếu trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. “Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, mọi việc phải xuất phát từ lợi ích của hơn 13 triệu nhân dân, trong đó 12 triệu là nông dân”. Để hiểu rõ nông dân trong cách mạng mới, đương nhiên phải nghiên cứu tình hình nông dân hiện nay, song cũng không thể xem nhẹ việc nghiên cứu tình hình nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Sự nghèo khổ của nông dân Việt Nam là một nhân tố quyết định thúc đẩy họ hăng hái tham gia cách mạng. Chúng ta chỉ có thể hiểu được đầy đủ hơn sự nghèo khổ ấy của nông dân bằng việc nghiên cứu địa vị kinh tế và xã hội của họ trước Cách mạng. Và trên cơ sở đó, chúng ta mới đánh giá được một cách khách quan tính chất và khả năng cách mạng của nông dân nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi chủ yếu cung cấp một số tài liệu, một số nhận định vào việc nghiên cứu địa vị kinh tế và xã hội của nông dân trước Cách mạng. Mong rằng điều đó sẽ góp được phần nào vào việc đánh giá và hiểu đúng tình hình nông dân hiện nay. Phác Qua Tình Hình Ruộng Đất Và Đời Sống Nông Dân Trước CMT8 NXB Sự Thật 1953 Nguyễn Kiến Giang 287 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1q47_Hvl-R5kU52RbBpdmaihkUAohNl5dhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1