Phân Loại Hành Động Cầu Khiến Trong Tiếng Việt (NXB Đại Học Quốc Gia 2013) - Nguyễn Thị Thanh Ngân

Discussion in 'Ngôn Ngữ Học' started by admin, May 8, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2022-10-6_1-3-57.png
    Người Việt vốn khá quen thuộc với thuật ngữ “cầu khiến”. Từ những năm giữa thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng từ nền ngônngữ học Xô viết, thuật ngữ này đã được xuất hiện không ít lần trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp và sách giáo khoa nhằm gọi tên một loại câu được phân loại theo mục đích nói. Theođó, câu cầu khiến được phân biệt với câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán bởi nó “nói chung về các trường hợp yêu cầu, chúc tụng, sai bảo…” và mang một số dấu hiệu đặc trưng như: i. có thể dùng hình thức phụ từ như hãy, đừng, chớ; ii. động từ xin vốn có nghĩa mạnh (cầu xin, van xin) đã có phần giảm nghĩa và có thể dùng làm phụ từ biểu thị sự cầu khiến; iii. các từ đi, nàođặt ở cuối câu cũng có thể dùng làm phụ từ biểu thị sự cầu khiến; iv. cũng có thể chỉ dùng ngữ điệu” (UBKHXH, 1983, 204). Quan điểm này được các nhà ngữ pháp học như Diệp Quang Ban, Đào Thanh Lan, Bùi Mạnh Hùng… kế thừa và phát triển. Dù chưa thật sự xem xét câu cầu khiến trong ngữ cảnh cụ thể, song, các nhà ngữ pháp học đã cố gắng khái quát các dấu hiệu hình thức (kết học), tạo cơ sở quan trọng cho việc xem xét mặt nội dung (nghĩa học) và hành dụng (dụng học) của loại câu đặc biệt này.
    • Phân Loại Hành Động Cầu Khiến Trong Tiếng Việt
    • NXB Đại Học Quốc Gia 2013
    • Nguyễn Thị Thanh Ngân
    • 230 Trang
    • File PDF-TRUE
    Link Download
    http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?sp=1045724
    https://drive.google.com/file/d/1pI1Cdag9biG6nQbpmTRtSSA0V-7w1Cj9
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Oct 6, 2022

Share This Page