Bản tính dân tộc là một khái niệm mơ hồ, khó nắm bắt, vừa tương đối vừa phổ quát. Bởi thế, nó là một khái niệm mở, bỏ ngỏ cho mọi phương pháp: tâm lý học, dân tộc học, tập tính học, nhân cách học, văn hóa học... Tính cách dân tộc vừa là một khái niệm lý thuyết vừa là một khái niệm thao tác. Nó không phải là một cách lắp ghép của hai thành phần riêng biệt là tính cách và dân tộc, mà có sự thống nhất bên trong. Tính cách dân tộc, có lẽ, giống như một tảng băng trôi, phần nổi lên mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng hữu thức chỉ chiếm một phần mười, còn chín phần kia chìm trong vô thức. Vì thế, tiếp cận tính cách dân tộc từ phân tâm học là một phương pháp khả quan và khả thi. Phân tâm học dù đã được giới thiệu tương đối ở nước ta nhưng những tiếp cận phân tâm ở những chuyên ngành cụ thể thì hầu như ít được biết đến. Vì vậy, nếu ai muốn bước chân vào lãnh địa của vô thức, tiềm thức con người; cái “gen” văn hóa của cộng đồng, dân tộc… thì cuốn sách Phân tâm học và tính cách dân tộc là một lựa chọn hợp lý và thiết thực. Trong cuốn sách này, Đỗ Lai Thúy giới thiệu với bạn đọc nhiều công trình nghiên cứu về bản tính dân tộc từ mô hình lý thuyết đến các nghiên cứu ứng dụng cụ thể. Mỗi phương pháp tiếp cận đều có những ưu nhược điểm khác nhau, tập hợp tất cả các con đường đi tìm tính cách dân tộc, để chúng giao cắt nhau, giao hội nhau, biết đâu từ chỗ giao cắt ấy, giao hội ấy sẽ tìm ra được một cái nhìn đúng đắn và sáng tỏ cho cái mù mờ của bản tính dân tộc. Phân Tâm Học Và Tính Cách Dân Tộc NXB Tri Thức 2018 Đỗ Lai Thúy 462 Trang PDF-SCAN Link download http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/8664 https://drive.google.com/file/d/1Hoeri29Fe4usD3rGOXDw-HAI_H5c-mGChttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1