Quyền tiếp cận thông tin là nội dung rất quan trọng, đã được khẳng định trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Ngày 01/7/2018, Luật tiếp cận thông tin có hiệu lực thi hành đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình phát triển quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam Quyền tiếp cận thông tin lần đầu tiên được ghi nhận tại Điều 69 Hiến pháp năm 1992 “Công dân có quyền Tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin” và được quy định rai rác trong nhiều văn bản luật và dưới luật. Tuy nhiên, cũng từ đây, các vấn đề pháp lý được phân tích và bình luận chuyên sâu theo hướng làm rõ: chủ thể của quyển tiếp cận thông tin, đối tượng, phạm vi của thông tin được tiếp cận, cũng như hình thức tiếp cận thông tin và vấn đề trách nhiệm bảo đảm thực thi quyển tiếp cận thông tin, kể cả tiếp cận thông tin ở “khu vực công” và “khu vực tư. Tiếp cận thông tin trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải bảo đảm mục tiêu là “vì dân”, tức là dựa trên lợi ích chung của toàn dân. Song, cũng cần phải đặt thêm vấn để “ai là chủ sở hữu của thông tin cần tiếp cận”. Đặt trong mối quan hệ toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân thì thông tin ấy phải chăng là thông tin của người dân. Thực tế, các cơ quan, cán bộ có thẩm quyền là những chủ thể được trao quyền nắm giữ thông tin nhằm bảo đảm trật tự chung của Na hội. Nếu trên quan điểm đó, việc tiếp cận thông tin không đặt trong môi quan hệ xin - cho mà đặt trong mối quan hệ thực hiện quyền của chủ N hưu thông tin và trách nhiệm của những cơ quan, cá nhân có thêm quyền nắm giữ thông tin trước Nhà nước và Nhân dân. Hơn nữa, pháp luật về tiếp cận thông tin có mối liên hệ chặt chẽ với Plap luật về bảo vệ bí mật nhà nước, là cơ sở để thực hiện quyên gia Bát của công dân, là tiền đề để thực hiện công khai, minh bạch, góp phần Puong chống lãng phí, tham nhũng, quan liêu, là động lực để xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong từng lĩnh vực cụ thể, quyền tiếp cận thông tin giữ vai trò quyết định việc thực hiện kiến tạo, phục vụ, mà trước hết được thể hiện trong cu và thực thi văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh . vực có số lượng khiếu nại và khiếu kiện nhiều nhất ở dựng hệ thống thông tin về cơ sở dữ liệu đất đai và bị cận thông tin là yêu cầu bức thiết hiện nay, đáp ứng , của người dân từ khâu quy hoạch, khâu định giá đất, trình tự, thủ tục cũng như khâu bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thời kỳ cách mạn, nghiệp 4.0, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin vượt xa những nội dung hình thức, đối tượng, phạm vi trong khuôn khổ truyền thống. Điền này đòi hỏi việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin phải được ghi nhận và thực thi một cách thực chất hơn; mặt khác, lại đặt ra tránh nhiệm rất lớn cho cơ quan, cán bộ nhà nước có thẩm quyền và mỗi công dân trong việc bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của cá nhân và quản lý việc công khai thông tin một cách dân chủ, minh bạch và hiệu quả. Pháp Luật Về Quyền Tiếp Cận Thông Tin Ở Việt Nam NXB Chính Trị 2021 Phan Trung Hiền 403 Trang File PDF-SCAN Link download http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/9060https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1