Phật Pháp được trường tồn và phát triển không ngừng, phần lớn đều do sự hy sinh hoằng pháp của các bậc chân tu thạc học từ thế hệ này tiếp nối thế hệ khác. Mạng mạch của đạo pháp hưng thạnh hay suy vi đều tùy thuộc vào sự nghiệp hoằng pháp. Chúng ta hãy nhìn sâu vào đời sống của Đức Phật, Ngài đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh, đó là bằng chứng hùng hồn và chắc thật nhất. Đặc biệt, trong bối cảnh của người Việt tỵ nạn ly hương, theo đó, hướng đi của đạo pháp cho một tương lai sáng sủa, thì việc hoằng pháp phải được đặt lên hàng đầu, trên một căn bản vững chắc và rộng rãi về lâu về dài. Nhưng sự hoằng pháp ở hải ngoại này không phải đơn thuần như khi còn ở quê nhà “một dân tộc Việt, một ngôn ngữ Việt” là đủ. Sức sống của đạo pháp ở hải ngoại không thể nào chỉ bằng vào những ngôi chùa tạm bợ, những người thờ ơ đối với trách nhiệm hoằng pháp. Để khỏi mất gốc, mất nguồn về niềm tin truyền thống dân tộc, điều quan trọng trong sự nghiệp hoằng pháp hiện nay là phải làm sao đáp ứng nhu cầu thông hiểu Phật pháp của tuổi trẻ Việt Nam không thành thạo tiếng Việt nói riêng; nói chung là cho cả những người muốn nghiên cứu giáo lý đức Phật bằng Anh ngữ. Từ nhận định đó, kinh sách Phật giáo song ngữ Việt-Anh là điều cấp thiết trước mắt cho việc duy trì và phát triển Phật giáo cùng văn hóa đạo đức dân tộc ở hải ngoại hiện tại và tương lai. Phật Giáo Vấn Đáp NXB Hưng Long 1932 Thiện Chiếu 138 Trang File PDF-SCAN Link download https://nitro.download/view/8852CA37F3C94B9 https://drive.google.com/file/d/1vHqZCy3tjOIPg-HaBKh6XjGFkkDb7V89https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1