Phật Học Tinh Yếu (NXB Thành Hội Phật Giáo TP HCM 1992) - Thích Thiền Tâm (Trọn Bộ 3 Tập)

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by quanh.bv, Oct 23, 2014.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Phật Học Tinh Yếu
    NXB Thành Hội Phật Giáo TP.HCM 1992
    Thích Thiền Tâm
    Trọn Bộ 3 Tập
    Ba tạng kinh điển của Phật giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim ngôn của đấng Điều Ngự và huyền nghĩa của chư Tổ, hảm ẩn Đạo lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn khôn nhất lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi. Vì lẽ ấy, đã từ lâu bút giả có ý muốn gom góp phần tinh yếu của thánh giáo viết ra thành tập, để giúp những vị mến đạo màu của Đức Thế Tôn, có sự hiểu biết khái quát về Pháp Phật. Và ý định này đã được thực hiện từ năm 1963, nhân lúc sắp sửa ra đảm nhận trường Phật học Huệ Nghiêm.
    Nội dung của toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU sau đây gồm nhiều thiên, mỗi thiên phân thành nhiều chương, và mỗi chương bao hàm nhiều mục. Đó là hệ thống phân biệt để duyệt giả dễ ghi nhận. Điều đáng chú ý là phần trích dẫn những Kinh Luận trong đây, nghĩa lý nó không có tánh cách nhất định. Tại sao thế? Bởi giáo pháp của thánh nhân nói ra điều tùy thời tùy cơ để dắt dìu, phá chấp. Có thể một lời thuyết giáo đối với căn cơ này thích hợp nhưng với căn cơ khác không thích hợp, với thời gian trước tiện nghi, song với thời này không tiện nghi. Cho nên một vị tôn túc đã bảo: “Y theo Kinh giải nghĩa là oan cho chư Phật ba đời, nhưng lìa Kinh một chữ tức đồng với ma thuyết”. Vậy chỗ thu thập của người khéo học Phật là không chấp Kinh, không bỏ Kinh, như người đời đã bảo: “Khôn chết, dại cũng chết,duy biết mới sống”. Và người khéo học Phật cũng đùng chấp lý bỏ sự, hay chỉ theo sự quên phần lý. Về việc được ý quên lời này, duy mỗi người tự thể hội, không thể nói hết được.
    “Trần chẳng tương quan, bể cả nương dâu mặc thay đổi. Lòng người sở đắc, thông xanh mây trắng tự vui nhàn”. Xin mượn hai câu này để chúc sự thành tựu của duyệt giả sau khi đọc xong toàn tập PHẬT HỌC TINH YẾU.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page