Quyển “Phật-học từ-điển” này, mặc dầu còn khuyết điểm phần nào, nhưng là công-trình nghiên-cứu liên-tục trong hai mươi năm của soạn giả: Nó không giống như “Phật-học đại tự-điển”, mà cũng không giống như “Phật-học tiểu từ-điển”, hai quyển ấy bằng hán-văn. Trước hết, trong thời-gian nghiên-cứu Kinh sách Phật-giáo bằng chữ Pháp, chữ Hán, chữ Việt, soạn-giả ghi chú những danh-từ Phật-học theo vần A-B-C, để khi nào cần thì dở ra mà tra đặng tiện việc phiên dịch. Lần lần về sau, những danh-từ ấy càng ngày càng nhiều, sự ghi chú càng ngày càng dồi dào, soạn-giả bèn quyết-định làm thành sách đặng lưu lại hận thế đề là “Phật-học từ-điển”. Nay công-việc có thể tạm gọi là xong, nên soạn-giả cho sách này ra chào đời để khỏi phụ lòng mong mỏi của các thiện tri thức, các Phật-tử, các độc giả hâm mộ Phật-pháp. Cách trình bày “Phật-học từ-điển” như dưới đây: Những chữ viết tắt tiếp theo danh-từ, nếu là chữ Phạn Sanscrit, Bắc-phạn, thì đề là: (scr.). Nếu là chữ Phạn Pali, Nam-phạn, thì đề là: (p. ). Nếu âm theo Hán, Chinois, thì đề là: (ch). Nếu âm theo Tây-Tạng, Thibétain, thì đề là: (Thib, Tib.). Nếu âm theo Nhựt, Japonais, thì đề là: (Jap.), Nế âm theo Hán-Nhựt, thì đề là: (s.jap.). Nếu là chữ Pháp, Francais, thì đề là (fr.). Những danh-từ Phật-học nào cần giải thích rộng, thì soạn-gỉa đã chịu khó giải thích rất tỷ-mỷ, đó là nhờ công-lao nghiên-cứu trong khi soạn-giả phiên-dịch và xuất bản Kinh sách của “Phật-học tòng-thơ”. Phật Học Từ Điển Quyển 3 NXB Tổng Hợp 1997 Đoàn Trung Còn 734 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1OwRR39XOAfNMTfcll8DwtASOvMxtdoPehttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1