Phật Pháp Tinh Yếu (NXB Tổng Hợp 2000) - Cao Hữu Đính, 346 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by admin, Jan 27, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    Bộ sách “PHẬT PHÁP TINH YẾU” được biên soạn một cách công phu bởi học giả Cao hữu Đính pháp danh Tâm Nguyên và được kết tập bởi Ni cô Diệu Hải. Tập sách này đã được sửa chữa và bổ túc cẩn thận bởi tác giả vào những năm cuối đời của ông.
    Đa số Phật tử chúng ta thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm học Phật Pháp vì Kinh, Luật và Luận của Phật giáo thì rộng rãi bao la và rất khó mà phăng ra manh mối nếu không có duyên được một minh sư chỉ điểm và hướng dẫn. Chúng tôi nhận thấy nội dung tập sách này rất phong phú và súc tích. Có thế nói tập sách này là một tài liệu rất cơ bản và hữu ích cho những người đang tìm học Phật Pháp. Mở đầu tác giả giải thích những thuật ngữ Phật giáo căn bản mà đa số Phật tử chúng ta thường vẫn mơ hồ chưa sáng tỏ lắm. Bài viết “Định nghĩa về chữ Pháp (Dharma)”, rồi tiếp theo sau là bài viết về chữ “Nghiệp” và qui luật vận hành của chữ Nghiệp cùng bài viết về “Cứu độ”giải thích rõ quan điểm cứu độ theo nhân sinh quan Phật Giáo kết hợp vời bài viết về “thập nhị nhân duyên” thuyết minh khúc triết tương quan nhân quả đã chi phối toàn bộ nhân sinh quan và vũ trụ quan của Phât giáo. Trong tập sách này tác giả đã trình bày tường tận cốt lõi của Pháp Phật (tứ Đế) cũng như so sánh khoa tâm lý học Tây phương với nền tảng kho tâm lý học Phật giáo qua quá trình phân tích ngũ uẩn (Sắc, Thọ,Tưởng, Hành, Thức). Nhờ đó mà ta thấy rõ nền tảng cua khoa tâm lý học Phật Giáo là chính ở ngay trong giáo pháp ngũ uẩn vậy. Tác giả nhấn mạnh rằng “Điều quan trọng đối với những người học Phật trong bước đầu là tìm hiểu chính xác nghĩa của các thuật ngữ Phật Giáo. Hiểu được nghĩa đích thực rồi lại phải so nghĩa của chúng với nghĩa các ngôn từ triết học đang thông dụng ngày nay. Có như thế thì mới hiện đại hóa được lời Phật dạy mà giúp người học (qua ngôn ngữ hiện đại) hiểu được Phật muốn nói gí…Công việc này thầy Nhất Hạnh đã làm và rất thành công”. Cũng trong tập sách này, tác giả trình bày một cách rõ ràng quá trình phát triển của Phật Giáo từ khi Phật thuyết giảng (Phật Giáo Nguyên Thủy) rồi đến tiểu thừa và đại thừa. Giáo nghĩa Duy Thức vốn xuất phát từ căn bản Tiểu thừa mà tiến lên Đại thừa cho nên xưa nay người ta vẫn thường gọi trường phái Duy thức là trường phái “Bán Đại thừa”

    eBook có trong tuyển tập DVD Phật Giáo

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

Share This Page