Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về phát triển chăn nuôi. Tuy nhiên, trong tình hình mới, phát triển chăn nuôi chất lượng cao, bền vững nhằm góp phần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân đang là vấn đề đặt ra. Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, ngành chăn nuôi trong nước sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt hơn. Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi nước ta có tiềm năng và triển vọng để phát triển sản xuất theo hướng chất lượng cao một cách bền vững. Nhu cầu thực phẩm của thế giới về các sản phẩm có nguồn gốc động vật ngày càng tăng. Hội nhập kinh tế vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội để ngành chăn nuôi đẩy mạnh tái cơ cấu và thay đổi cách làm để có khả năng tham gia hội nhập và phát triển bền vững. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp FDI. Nhìn chung, phát triển chăn nuôi bền vững ở nước ta vẫn là vấn đề khá mới. Theo Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phát triển chăn nuôi bền vững phải được thể hiện trên cả ba phương diện: bền vững về kinh tế, về môi trường và về xã hội. Phát triển chăn nuôi bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng ổn định về kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân, đồng thời phải đảm bảo giữ gìn được môi trường sinh thái và phúc lợi cho vật nuôi. Phát Triển Bền Vững Chăn Nuôi, Ngành Kinh Tế Trọng Điểm Của Việt Nam NXB Đại Học Quốc Gia 2017 Vòng Thình Nam 186 Trang File PDF-SCAN Link download http://thuvienso.hcmute.edu.vn/doc/e-632353.html https://drive.google.com/file/d/1RFktlHYzyZROxtdB0_SJ0M9NledxX1pWhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1