Sự bùng nổ tri thức, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh phát triển của thế kỷ XXI đặt các quốc gia vào thế cạnh tranh gay gắt, đặt hệ thống giáo dục của tất cả các quốc gia trên thế giới vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Nền kinh tế tri thức với tư cách là yếu tố cốt yếu quyết định sự thành bại của tất cả các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và mỗi cá nhân đã buộc tất cả các quốc gia đặt chiến lược con người lên những mục tiêu hàng đầu, trong đó cực kỳ coi trọng đổi mới giáo dục và đào tạo, coi đó là chiến lược sống còn trong chiến lược phát triển của mình. Cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay đang dựa trên cạnh tranh trong phát triển giáo dục. Giáo dục phát triển sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực mới, nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố tạo dựng diện mạo kinh tế - xã hội của một quốc gia. Đối với Việt Nam, sự phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra cho toàn xã hội, mà trước hết là cho hệ thống giáo dục, nhiệm vụ đào tạo những con người năng động, sáng tạo, có đủ năng lực và phẩm chất để dẫn dắt sự phát triển xã hội. Giáo dục phát triển sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực mới, nguồn nhân lực chất lượng cao - yếu tố tạo dựng diện mạo kinh tế - xã hội của một quốc gia. Phát Triển Nghề Công Tác Xã Hội Chuyên Nghiệp Trong Nhà Trường Ở Việt Nam NXB Đại Học Quốc Gia 2018 Nhiều Tác Giả 328 Trang File PDF-TRUE Link download https://drive.google.com/file/d/10Nwc5dJBiNpD6OcOUtV-7k5bzQX4GFR6https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1