Phê Bình Văn Học (NXB Tân Việt 1942) - Kiều Thanh Quế, 118 Trang

Discussion in 'Ngữ Văn Học' started by nhandang123, Mar 26, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2024-7-6_10-41-10.png
    Cuốn Phê bình văn học của Kiều Thanh Quế mặc dù được NXB Tân Việt in năm 1942, nhưng lại gồm những bài viết trong khoảng thời gian từ năm 1933 đến 1936. Ở đấy, Kiều Thanh Quế đặt ra nhiều vấn đề quan trọng của văn học, nghệ thuật nói chung và phê bình nói riêng như: tiêu chuẩn đánh giá, mỹ cảm và văn phong của người viết; tính ẩn dụ, tính hàm súc và tính chân thật của văn học, vai trò của kết cấu và lời văn trong việc sáng tạo (Chủ nghĩa nghệ thuật, Cái lối văn chương rườm rà mà trống rỗng đang nhiễu hại xứ này)... Cho rằng văn chương phải "cải tạo xã hội", gắn với tinh thần hiện thực của dân tộc, nhà văn cần có "lý tưởng xã hội", ông phê phán gay gắt những lối văn chỉ chăm chú vào hình thức, thứ văn chạy theo mode "sáo mòn và trống rỗng", thứ văn vay mượn lệ thuộc quá nhiều vào các yếu tố ngoại lai (Nhân tuần và văn chương, Bàn về lối đoản thiên tiểu thuyết). Kiều Thanh Quế nhấn mạnh: "Tìm cái đẹp trong không gian là nghệ thuật", "tìm cái đẹp trong nghệ thuật là phê bình"; "nghệ thuật là phê bình không gian, những cái trước mắt ta và ngoài tai ta"... Do chọn chỗ đứng "vị nhân sinh", nên khi bàn về quan hệ giữa phê bình và văn hóa, phê bình và văn học, Kiều Thanh Quế đã đề cao vai trò truyền bá văn hóa của phê bình. Ðối với ông, sứ mạng của nhà phê bình là tuyên truyền những cái tận thiện, tận mỹ, có nhiệm vụ làm sáng tỏ các vấn đề quan hệ với nhân sinh tạo thành một trào lưu tư tưởng tự do, mới mẻ. Liên quan mật thiết với bộ phận truyền bá văn hóa, theo Kiều Thanh Quế, nhà văn nào cũng phải có "cặp mắt của Boileau", anh ta phải nghiêm khắc với chính mình, phải có tâm hồn phê phán, phục thiện trước những tư tưởng mới mẻ, hợp thời. Trong nhiều bài viết của mình, một mặt tác giả Phê bình văn học bộc lộ sự chịu ảnh hưởng của Brunnetière, Sainte Beuve, Haine, Taine; mặt khác cho thấy ông tán đồng với Hải Triều trong phê bình Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, khen cách phê bình của Phan Văn Hùm trong phê bình Thời gian của Xuân Diệu, đánh giá cao Vũ Trọng Phụng ở Giông tố. Song, cũng tương tự quan niệm của Hoài Thanh, ở Kiều Thanh Quế, kẻ làm phê bình luôn cần cảm xúc - sự mẫn cảm, phê bình "là một phát minh và một sáng tạo vĩnh viễn", "phải nói cho đúng đã đành, mà lại cần phải nói cho hay nữa"...
    • Phê Bình Văn Học
    • NXB Tân Việt 1942
    • Kiều Thanh Quế
    • 118 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1NIeiBsIgHJxmPYmP_kVBGad3NOZkgtp-
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jul 6, 2024

Share This Page