Phê Phán Lý Tính Thuần Túy là chỗ kết tinh những nhận định có tính phê phán đối với nhiều trào lưu triết học trước đó (từ Platon cho tới Christian Wolff), đồng thời là điểm xuất phát và điểm quy chiếu của triết học cổ điển (duy tâm) Đức (Fichte, Schelling, Hegel) và có ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển của triết học và khoa học Tây phương cho đến ngày nay. Tác động của nó vượt ra khỏi lãnh vực chuyên môn của triết học. "Hai đặc điểm nổi bật của tác phẩm là: một mặt, việc phê phán Siêu hình học cổ truyền đã làm rung chuyển cơ sở siêu hình học-thần học của thế giới quan truyền thống và do đó, là diễn đàn của "lý tính con người" buộc mọi thứ phải phục tùng sự "kiểm tra và phê phán tự do và công khai". Mặt khác, tác phẩm phát triển những tiền đề cơ bản để nhận chân quyền tự do và tự trị của con người với tư cách là sinh vật có lý tính, tạo cơ sở cho sự tự-nhận thức về mặt đạo đức và pháp quyền của xã hội hiện đại." Phê Phán Lý Tính Thuần Túy khảo sát toàn bộ nhận thức của con người, không chỉ trong phạm vi lý thuyết của tư duy mà cả trong phạm vi thực hành của hành vi con người. Với Phê phán lý tính thuần túy,Kant muốn bàn về: tri thức con người thuộc loại tri thức nào? Con người có thể biết những gì và không thể biết những gì? Kant viết Phê phán lý tính thuần túy để vạch giới hạn cho lý trí con người, với mục đích chứng tỏ cho con người biết không thể dùng tri thức khoa học là sản phẩm của kinh nghiệm để đạt tới những đối tượng của Siêu hình học. Phê Phán Lý Tính Thuần Túy NXB Văn Học 2004 Immanuel Kant Dịch: Bùi Văn Nam Sơn 1319 Trang File PDF-SCAN Link Download https://www.scribd.com/document/150826343/ https://drive.google.com/file/d/1iDIaUzAg93xYexFLh7djLM1rf5kQdKOBhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1