Thương cảng Hội An sớm được hình thành từ thế kỷ XVII. Chính sách cởi mở, nồng hậu trong quan hệ buôn bán của chúa Nguyễn và điều kiện thuận lợi của Hội An đã khiến nơi này sớm trở thành đô thị sầm uất nhất Đàng Trong. Cùng với thương nhân các nước, người Hoa cũng đến Hội An buôn bán. Nhưng từ sau chính sách“hải cấm” của nhà Minh không cho phép người Hoa ở nước ngoài trở về Trung Hoa và một bộ phận người Hoa“phản Thanh phục Minh” dưới triều Mãn Thanh không thành, họ đã đến, ở lại Hội An, được chúa Nguyễn chấp nhận cho định cư, sinh sống. Hoạt động định cư, buôn bán, sinh hoạt tôn giáo là cầu nối đưa đến sự giao lưu, tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Việt - Hoa. Qua thời gian, dấu ấn giao lưu văn hóa Việt - Hoa vẫn còn tồn tại ở Hội An trở thành một biểu tượng của sự hội nhập và tiếp biến văn hóa, biểu tượng cho một thời kỳ phát triển rực rỡ của Hội An, cho tình cảm tốt đẹp của hai dân tộc Việt - Hoa. Nghiên cứu sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa Việt - Hoa ở Hội An là con đường để hiểu sâu sắc hơn về văn hóa dân tộc đặc biệt là ở Hội An. Phố Cổ Hội An & Việc Giao Lưu Văn Hóa Ở Việt Nam NXB Đà Nẵng 1995 Nguyễn Quốc Hùng 198 Trang File PDF_SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/0BzEOT3i1sZOiNDQ3SWRPdzhGTm8/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1