Phòng, Chống "Tự Diễn Biến" "Tự Chuyển Hóa" Trong Cán Bộ, Đảng Viên Hiện Nay NXB Chính Trị 2013 Vũ Văn Phúc 539 Trang (ĐCSVN) - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI) nêu lên 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó xác định việc “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và nhân dân đối với Đảng” là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất. Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) họp từ ngày 26 đến 31/12/2011. Ảnh: HH Để thực hiện vấn đề cấp bách nhất mà Nghị quyết Trung ương 4 xác định, một trong nhiều giải pháp mà Nghị quyết Trung ương đề ra là: Phải chủ động đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong Đảng. Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay thực chất là đã và đang diễn ra tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng. Để làm rõ vấn đề này, xin nêu lên một số suy nghĩ như sau: 1. Sự “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng, thực chất là sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đây là nguy cơ bên trong nội bộ Đảng đặc biệt nguy hiểm, liên quan đến sự tồn vong của Đảng. Đảng ta là một Đảng duy nhất cầm quyền, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước đã được nhân dân thừa nhận trong thực tế và được quy định tại Điều 4 của Hiến pháp; Đảng có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân - công cụ chủ yếu, mạnh mẽ và sắc bén nhất để Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; có Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng; Đảng ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác, đối ngoại với các Đảng Cộng sản, các đảng cầm quyền ở các nước trên thế giới… Tuy nhiên, khi Đảng đã giành được chính quyền và trở thành Đảng cầm quyền, thì đồng thời trong nội bộ Đảng cũng tiềm ẩn nguy cơ có thể làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng. Đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Khi Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, một bộ phận không nhỏ đảng viên đã trở thành những cán bộ có chức, có quyền, giữ vị trí lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; nhiều đảng viên đã trở thành những cán bộ quản lý, nắm giữ nhiều tài sản, tiền bạc của Đảng, Nhà nước và của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi và là “mảnh đất mầu mỡ” để những cán bộ, đảng viên này dễ bị chạy theo chức, quyền, danh, lợi, dẫn đến tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân. Những tệ nạn này không chừa một ai, bất kỳ cán bộ đó làm gì, ở đâu và ở cấp nào đều có thể mắc phải, nếu không kiên trì học tập, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đây là vấn đề không phải đến Hội nghị Trung ương 4 (khoá XI), Trung ương mới xác định là vấn đề cấp bách, mà ngay từ khi mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm cảnh báo nguy cơ này và đã được thể hiện trong nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, nhất là từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay. Như vậy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ở các cấp hiện nay mà Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) xác định không phải xảy ra đồng thời cùng một lúc, mà nó diễn ra và phát triển dần dần từng bước: từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến nặng, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác và từ cấp dưới lên cấp trên. Quá trình diễn ra tình trạng suy thoái đó cũng là quá trình diễn ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm cho họ ngày càng xa rời mục tiêu, lý tưởng cách mạng; ngày càng quan liêu, xa dân, làm suy giảm dần lòng tin của nhân dân đối với Đảng và cuối cùng dẫn đến hậu quả là: Đảng tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình đối với đất nước và xã hội.https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1 2. Chiến lược ”Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với Đảng và cách mạng nước ta, thực chất là làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước suy thoái, biến chất, tự xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Sau thắng lợi vĩ đại của Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, cả nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của cách mạng nước ta đã làm cho Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tức tối, hằn học; chúng không muốn có một nước Việt Nam độc lập, hoà bình, thống nhất đi theo con đường xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Vì vậy, các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước đã điên cuồng chống phá cách mạng nước ta bằng Chiến lược “Diễn biến hòa bình” với những âm mưu và thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Chúng thường xuyên tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng nhằm kích động, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân để làm cho Đảng từng bước suy yếu; chúng dùng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt tấn công vào đội ngũ cán, đảng viên, làm cho cán bộ, đảng viên đi vào con đường cơ hội, thực dụng, sa ngã trước sự cám dỗ của lợi ích vật chất, đồng tiền. Từ đó, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống; phai nhạt mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Hiện nay, khi cách mạng nước ta đang tiến hành sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì cuộc đấu tranh chống nguy cơ “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch càng trở nên gay go, phức tạp và quyết liệt hơn nhiều. Như vậy, Chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch cũng là một nguy cơ đối với Đảng ta, nhưng đó là nguy cơ của các thế lực thù địch tấn công từ bên ngoài vào nội bộ Đảng, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên từng bước suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt lý tưởng cách mạng, xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Quá trình diễn ra tình trạng suy thoái đó cũng chính là quá trình “tự diễn biến”, ”tự chuyển hoá” trong cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, làm cho Đảng suy yếu dần và cuối cùng là tự đánh mất vai trò lãnh đạo đối với đất nước và xã hội. 3. Từ hai nguy cơ nêu trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây: - Khi Đảng ta đã trở thành một Đảng cầm quyền và trước sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch bằng Chiến lược “Diễn biến hoà bình”, thì đồng thời Đảng phải đối mặt với hai nguy cơ: nguy cơ từ bên trong nội bộ là sự suy thoái của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nguy cơ từ bên ngoài là sự chống phá của các thế lực thù địch. Hai nguy cơ này tuy xuất phát từ hai hướng khác nhau, nhưng nếu không cảnh giác và chủ động đấu tranh, ngăn chặn kịp thời thì sẽ dẫn đến một hậu quả chung, đó là làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”; làm cho Đảng từng bước suy yếu, mất lòng tin của nhân dân và cuối cùng là tự đánh mất vai trò lãnh đạo của mình đối với đất nước và xã hội. - Cả hai nguy cơ nêu trên đều có thể dẫn đến sự suy vong của Đảng. Tuy nhiên, trong hai nguy cơ đó, thì nguy cơ suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên là cực kỳ nguy hiểm, quyết định sự tồn vong của Đảng. Thực tiễn lịch sử hơn 80 năm hoạt động của Đảng đã cho thấy: nếu đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng thật sự vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng và nguyên tắc tổ chức của Đảng; có phẩm chất đạo đức và lối sống cách mạng trong sáng; thực sự đoàn kết, thống nhất, gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ, bảo vệ, thì không có thế lực thù địch nào có thể làm cho Đảng suy vong. - Hiện nay, khi công cuộc đổi mới đất nước của nhân dân ta ngày càng đi sâu vào kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, thì hơn lúc nào hết, Đảng ta càng phải tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và coi đó là nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay; làm cho Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo, đưa sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng đi đến thắng lợi. 4. Việc phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng, thực chất là việc đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên - vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất nêu trên, các cấp ủy, tổ chức đảng cần thực hiện toàn diện, đồng bộ các nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng nêu trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và 4 nhóm giải pháp Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đã đề ra. Đặc biệt, trong đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) hiện nay, cần chú ý thực hiện tốt một số nội dung sau đây: - Các cấp ủy, tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên phải dám nhìn thẳng vào sự thật, nói hết sự thật và đánh giá đúng sự thật về tình hình suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở chi bộ, đảng bộ và ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định cho được “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái” mà Nghị quyết Trung ương 4 nêu ra thì ở chi bộ, đảng bộ và địa phương, cơ quan, đơn vị mình có không? nếu có thì nó nằm ở đâu? ở lĩnh vực nào, khu vực nào? ở cấp nào và mức độ ra sao? Trên cơ sở đó, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề ra biện pháp cụ thể để giáo dục, giúp đỡ, phòng ngừa hoặc sửa chữa, khắc phục khuyết điểm cho phù hợp với từng đối tượng. Những đảng viên có biểu hiện rõ suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng, vi phạm tư cách đảng viên, nhưng quanh co, giấu diếm, không thành khẩn nhận khuyết điểm để sửa chữa, thì kiên quyết xử lý bằng các hình thức phù hợp để làm trong sạch Đảng, khắc phục tình trạng “đảng viên đông nhưng không mạnh”. Tuy nhiên, để chỉ rõ được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở trong cơ quan, địa phương, đơn vị mình đòi hỏi mỗi cấp ủy, nhất là người đứng đầu phải có dũng khí, dám nhìn thẳng vào sự thật; quyết tâm chính trị cao và thể hiện trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước dân; đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân mình. - Cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng phải thực sự tự giác, trung thực, thành khẩn và cầu thị; nghiêm túc nhìn nhận, soi xét lại chính bản thân mình để tiếp tục phát huy ưu điểm, kịp thời khắc phục hạn chế, khuyết điểm và sự suy thoái (nếu có). Việc tự giác, trung thực, thành khẩn, cầu thị và dũng cảm nhận khuyết điểm để sửa chữa của cán bộ, đảng viên là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định kết quả của tự phê bình và phê bình, bởi vì không ai hiểu mình bằng chính mình; không ai có thể biết được tư tưởng, suy nghĩ, hành động của mình ngoài bản thân mình; chỉ có bản thân mỗi người mới biết trong đầu mình, trong tâm mình nghĩ gì? đúng hay sai, tốt hay xấu?. Vì vậy, có thể nói rằng: Nếu đảng viên thật sự tự giác thì việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) sẽ đạt kết quả tốt; nếu đảng viên tự giác cao thì kết quả đạt được cao; nếu đảng viên tự giác thấp thì kết quả đạt được thấp và nếu không tự giác thì kết quả sẽ bằng không, thậm chí càng làm cho Đảng mất uy tín. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, việc tự giác nhìn nhận những khuyết điểm của chính bản thân mình là “một cuộc đấu tranh gay go, gian khổ diễn ra trong mỗi con người” như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói. Vì vậy, bên cạnh việc đòi hỏi tự giác của mỗi người cần phải tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, thanh tra của cơ quan Nhà nước và phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của báo chí và công luận mới đem lại kết quả. - Để thực hiện tốt việc tư phê bình và phê bình, thì sự gương mẫu của cấp trên và của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị là cực kỳ quan trọng để cấp dưới học tập, noi theo. Đây là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng để việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đạt kết quả. Thực tế của công tác xây dựng Đảng trong những năm qua cho thấy: Khi cán bộ lãnh đạo cấp trên, nhất là người đứng đầu ở các cấp thực sự gương mẫu, tự giác, dũng cảm nhận khuyết điểm của mình và quyết tâm sửa chữa, khắc phục thì sẽ là tấm gương để cho cán bộ cấp dưới và đảng viên học tập, noi theo. Nếu cán bộ lãnh đạo cấp trên không gương mẫu, không tự giác nhận thấy khuyết điểm của mình và còn nể nang, dễ dãi khi phê bình người khác thì cán bộ cấp dưới sẽ kiểm điểm một cách qua loa, hình thức, chiếu lệ cho xong và báo cáo sai sự thật với cấp trên. Đặc biệt, sự gương mẫu của cán bộ lãnh đạo ở cấp càng cao thì sự tác động, ảnh hưởng ở trong Đảng càng mạnh, sức lan toả trong xã hội càng rộng và hiệu quả càng cao. - Việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đã diễn ra trong một thời gian dài và trên phạm vi rộng, với tính chất và mức độ rất nghiêm trọng như Nghị quyết của Trung ương đã xác định. Cuộc đấu tranh để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên là cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu; giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu; giữa cái thiện và cái ác trong mỗi con người và trong từng tổ chức đảng. Vì vậy, đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và rất cam go, phức tạp, không thể làm xong trong một sớm, một chiều mà phải tiến hành một cách thường xuyên, liên tục như “đánh răng, rửa mặt hàng ngày” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn chúng ta. Để đấu tranh phòng, chống tình trạng suy thoái, biến chất trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, ngoài sự cố gắng, quyết tâm của Đảng, Đảng phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng. Trước nhiệm vụ rất khó khăn này, các cấp ủy đảng, nhất là người đứng đầu có quyết tâm chính trị cao, có trách nhiệm chính trị lớn trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc thì “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên” như Bác Hồ đã dạy. Mặt khác, trong quá trình xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI), Đảng càng phải dựa vào dân, phát huy sức mạnh vĩ đại của nhân dân như Bác Hồ đã căn dặn:“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Nguyễn Đức Hà Download Link: eBook có trong trong tuyển tập DVD Xây Dựng Đảng http://thuvienbinhthuan.com.vn/tailieusohoa/chitiet.aspx?matapchi=1473