Đạo đức là một trong những hình thái của ý thức – xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội nhằm đạt tới chân - thiện - mĩ. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống trên nền tảng của hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội, C. Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Chính con người, khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình. Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”. Như vậy, với tư cách là một nội dung của phạm trù ý thức xã hội, đạo đức cũng là sản phẩm của những điều kiện lịch sử - xã hội, vì vậy khi xã hội thay đổi thì đạo đức cũng có sự biến đổi và tác động lại hoặc làm cho xã hội không ngừng tiến bộ, hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Cuốn Đạo đức học của bộ Phương pháp (La Méthode) là tập kết thúc công trình đồ sộ của Edgar Morin. Từ đây có thể nhìn lại toàn bộ công trình. Công trình 6 tập này lần lượt được xuất bản trong 27 năm, từ năm 1977 đến năm 2004. Năm 2008 bộ sách 6 tập này được xuất bản trọn bộ gồm 2 quyển, mỗi quyển 1.216 trang. Theo lời tác giả, “công trình này thực chất là chuỗi tư duy lại đưa dẫn ta xem xét lại điều tốt lành, điều có thể, điều tất yếu, tức là cả bản thân đạo đức nữa. Đạo đức quyết không thể thoát li những vấn đề về tính phức hợp. Điều đó thúc đẩy chúng tôi phải tìm hiểu mối quan hệ giữa tri thức với đạo đức, giữa khoa học với đạo đức, chính trị với đạo đức, kinh tế với đạo đức ». Phương Pháp 6-Đạo Đức Học NXB Tri Thức 2017 Edgar Morin Dịch: Chu Tiến Ánh, Phạm Khiêm Ích 268 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/D0D71EC63EA3B60 https://drive.google.com/file/d/1ZQfYSGhQymQxJ1-jCB8tr4CWF4MCNTF4https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1