Ở nước ta, mọt hại gỗ, tre, nứa có đến cả chục loại. Có loại mọt hại gỗ tươi (gỗ mới chặt), loại mọt hại gỗ khô. Chúng có kích thước nhỏ khoảng 2 - 3mm. Đầu tiên chúng đục lỗ chui vào rồi ẩn mình trong đó sinh sống và đẻ trứng, trứng nở thành sâu non, sâu non tiếp tục đào hang ăn gỗ cho đến khi trưởng thành. Khi trưởng thành, vào mùa sinh sản (thời tiết nóng ẩm) mọt đục gỗ chui ra để lại trên mặt gỗ các lỗ nhỏ. Các mảng bụi màu vàng nhạt xuất hiện trên bề mặt gỗ một phần nhỏ là do thức ăn (gỗ) còn sót lại, phần còn lại chính là phân của mọt. Cuốn sách này có những nội dung chính sau: khái quát về mọt hại gỗ, mọt dài và cách phòng chống, mọt cám và cách phòng chống, mọt gỗ ôvan Anobiidae, mọt võ gỗ và cách phòng chống, mọt gỗ chân dài và cách phòng chống. Phương Pháp Chống Mọt Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó NXB Lao Động 2006 134 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1W87dUlJbInXjUAZZ_xM-FyY50jWxV4Cthttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1