Từ thập niên 1990, chúng tôi đã nhận được những góp ý xây dựng của các đồng nghiệp và nhất là của các bạn sinh viên. Nói chung, các bạn sinh viên đánh giá cao sự đáp ứng cấp thời của tài liệu, vào thời điểm mà sách viết về phương pháp nghiên cứu xã hội học hầu như rất hiếm. Các bạn cũng hứng thú cho biết tài liệu đã giới thiệu bước đầu về các bước đi khá chặt chẽ trong nghiên cứu và về phương pháp nghiên cứu định tính. Như chúng tôi đã từng viết trong lời nói đầu lần in đầu tiên, tài liệu này “chỉ có mục tiêu khiêm nhường nhằm giới thiệu với sinh viên một số vấn đề, phương pháp và kỹ thuật cơ bản trong việc thu thập và phân tích các dữ liệu xã hội. Tuy nhiên nếu so sánh với các giáo trình đã xuất bản, các bạn sinh viên sẽ nhận thấy tài liệu này đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn các phương pháp và kỹ thuật trong nghiên cứu định tính (qualitative research) bên cạnh những phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu định lượng (quantitative research) vẫn thường được trình bày. Khác với những thập kỷ sáu mươi, bảy mươi trước đây - khi mà những nghiên cứu định lượng được xem là thời thượng - trong những thập kỷ gần đây, với sự thất bại của các nghiên cứu thực chứng trong việc nghiên cứu những hiện tượng xã hội và nhân văn, các nhà nghiên cứu xã hội ngày càng thấy rõ yêu cầu bức bách phải phối hợp các phương pháp định lượng với các phương pháp định tính”. Phương Pháp Và Kỹ Thuật Trong Nghiên Cứu Xã Hội NXB Trẻ 2004 Nguyễn Xuân Nghĩa 283 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/18MtWu_hh2fzlsTuhqhPYLhUeGXspkbQWhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1