Quan Âm Thị Kính là một trong những tác phẩm thành công khi xây dựng tình huống truyện. Mở đầu là những dòng thơ miêu tả cuộc sống, gia cảnh của Thị Kính và Thiện Sĩ. Tình huống của truyện thực sự bắt đầu với nỗi oan của Thị Kính. Thị Kính bị kết tội giết chồng mà không thể dùng một lời nào thanh minh, hóa giải được. Trong cái tình thế chữa dép vườn dưa ấy, Thị Kính không còn cách nào khác mà phải chấp nhận oan tình ấy, buộc rời khỏi nhà. Tình huống này chính là bi kịch đầu tiên mở màn cho cuộc đời đầy những nỗi oan của Thị Kính, từ đó tạo nên một sự xung đột trong gia đình nàng. Sùng bà và Thiện Sĩ nhất mực đổ tội cho Thị Kính đang tâm mưu sát chồng, đuổi Thị Kính về nhà cha mẹ. Xây dựng tình huống như vậy không đơn thuần là nói lên sự xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ gia đình mà còn qua đó nói lên được mâu thuẫn của xã hội thông qua việc mô tả mâu thuẫn gia đình. Tình huống nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn chịu những bất công, đau khổ, những nỗi oan không biết tỏ cùng ai cũng như những bế tắc về tư tưởng, số phận con người. Quan Âm Thị Kính Truyện Dẫn Giải NXB Tân Dân 1929 Đinh Xuân Hội 112 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1_IPy6_b3HkUbvMAwij5iNQ0WwGskKZ5Ehttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1