Quan Hệ Dân Tộc Xuyên Quốc Gia Ở Việt Nam (NXB Khoa Học Xã Hội 2016) - Vương Xuân Tình, 253 Trang

Discussion in 'Ngoại Giao' started by cv9tt4, Jun 13, 2022.

  1. cv9tt4

    cv9tt4 Member

    upload_2022-6-13_21-48-0.png
    Quan hệ dân tộc xuyên quốc gia ở Việt Nam nghiên cứu tại Nam Bộ ở Việt Nam, do tác động của yếu tố lịch sử, quan hệ quốc tế, toàn cầu hóa, khu vực hóa, và đường lối đổi mới, quan hệ dân tộc xuyên quốc gia rất phát triển, nhất là từ sau năm 1975 đến nay. Mối quan hệ đó được biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Tại Nam Bộ, tuy chỉ có ít tộc người sinh sống, song mối quan hệ này cũng rất đa dạng và phức tạp. Trong 3 dân tộc thiểu số là người Hoa, Khơ Me và Chăm ở vùng này, người Hoa chiếm tỷ lệ dân số cao nhất. Sau năm 1978,với sự cố “nạn kiều” do chính quyền Trung Quốc khi đó dựng lên, nhất là sau cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, người Hoa cũng hồi hương hoặc di cư hàng loạt ra nước ngoài, đời sống của người Khơ Me giai đoạn này cũng có nhiều xáo động, cư dân tiến hành di dân xuyên biên giới rất nhiều vào cuối thập kỉ 70 của thế kỉ XX. Còn với người Chăm, tuy vùng Nam Bộ không phải là nơi tụ sinh song khu vực này là nơi sinh sống của phần lớn người Chăm Hồi giáo vốn có quan hệ cởi mở với đồng tộc và khác tộc ở những quốc gia khác đặc biệt là với các nước theo đạo Hồi.
    • Quan Hệ Dân Tộc Xuyên Quốc Gia Ở Việt Nam-Nghiên Cứu Tại Nam Bộ
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2016
    • Vương Xuân Tình, Vũ Đình Mười
    • 253 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/9073
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Jun 13, 2022

Share This Page