Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là quan hệ cơ bản, tồn tại khách quan trong mọi xã hội có phân chia giai cấp và được tổ chức thành nhà nước; là mối quan hệ mật thiết giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng; quan hệ giữa cái khách quan và cái chủ quan; giữa cái tất yếu và cái có thể… Nhận thức đúng và giải quyết thành công quan hệ giữa kinh tế và chính trị là vấn đề có ý nghĩa quyết định chiều hướng, nội dung, nhịp độ, hiệu quả và mức độ bền vững của sự phát triển. Xuất phát từ nhận thức và tư duy đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước vận dụng đúng đắn và giải quyết sáng tạo mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong quá trình đổi mới, nhờ đó cách mạng nước ta đã thu được những thành tựu to lớn: đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển tri thức và hội nhập sâu, rộng vào đời sống quốc tế. Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa nhận thức thấu đáo và có hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa kinh tế và chính trị, chưa làm rõ về mặt lý luận quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Thực tế ở nước ta hiện nay: kinh tế đổi mới nhanh hơn chính trị, các yếu tố của kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới trong khi đổi mới chính trị còn nhiều bất cập, đặc biệt là hệ thống pháp luật, những cải cách chính trị chưa theo kịp tốc độ phát triển của kinh tế thị trường... Quan Hệ Giữa Đổi Mới Kinh Tế Và Đổi Mới Chính Trị Ở Việt Nam NXB Chính Trị 2012 Dương Xuân Ngọc 464 Trang File PDF-SCAN Link Download http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/1423 https://drive.google.com/file/d/1L1ir4afWWfbp-NDA0el5u6-98CnPVGmQhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1