Trong chuyên khảo này, chúng tôi cố gắng chú thích phần tư liệu cụ thể, rõ ràng để người đọc tiện tra cứu, mở rộng cho vấn đề ḿnh quan tâm. Về cách phiên âm tên người, tên địa danh Nhật Bản, chúng tôi thống nhất nguyên tắc phiên âm theo cách đọc của người Nhật. Nhưng vì trong các tác phẩm của những nhà nghiên cứu trước sử dụng âm Hán – Việt một cách phổ biến, nên trong trường hợp cần thiết, chúng tôi chú thích thêm âm Hán – Việt vào bên cạnh âm tiếng Nhật để người đọc tiện tra cứu ; đối với các đoạn trích dẫn chúng tôi cứ để nguyên âm Hán – Việt. Về cách viết tên của người Nhật được nêu trong cuốn sách, chúng tôi dùng thống nhất viết họ trước, tên sau như Việt Nam chứ không viết tên trước, họ sau như Âu – Mĩ. Tên người và tên địa danh các nước Âu – Mĩ, chúng tôi để nguyên như trong trích dẫn. Hơn nữa, chúng tôi chỉ viết đầy đủ họ tên lần đầu, còn sau đó th́ tuỳ trường hợp cụ thể, chỉ viết họ mà thôi. Đây là cuốn sách chuyên khảo về quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong thời cận đại, vừa mang tính tổng hợp vừa có tính chuyên sâu. Hi vọng cuốn sách này có thể dùng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và cho những ai quan tâm đến lịch sử Nhật Bản, quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam nói riêng, giữa Nhật Bản và khu vực châu Á – Thái B́nh Dương nói chung. Chúng tôi mong rằng, cuốn sách là thông điệp hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa học giả, nhân dân Việt Nam với học giả và nhân dân Nhật Bản, góp phần làm sâu sắc hơn mối “quan hệ đối tác chiến lược vì hoà b́nh và phồn vinh châu Á”. Quan Hệ Việt Nam-Nhật Bản Thời Cận Đại NXB Giáo Dục 2013 Nguyễn Tiến Lực 240 Trang File PDF-SCAN Link Download https://drive.google.com/file/d/1ZWgQcB3UspZxmrU3KxrumJokEDJe4Pxzhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1