NSƯT Phạm Thanh Hà, sinh năm 1959, theo học quay phim tại trường Điện ảnh quốc tế VGIK (Liên Xô cũ) và từng là quay phim chính tại Hãng phim truyện I trước khi chuyển về trường Đại học Sân khấu & Điện ảnh Hà Nội làm công tác giảng dạy quay phim cũng như giữ chức trưởng khoa Nghệ thuật Nhiếp ảnh, Chủ nhiệm bộ môn Quay phim Truyền hình. Hơn 20 năm làm nghề, NSƯT Phạm Thanh Hà đã quay hàng chục bộ phim từ tài liệu, phim điện ảnh tới những bộ phim truyền hình như Platon - Thành,Đường mòn trên biển Đông (tài liệu nhựa); Hạnh phúc qua đám mây màu, Tiếng sáo ly hương, Lưới trời, Cầu ông Tượng, Sinh mệnh, Chớp mắt cùng số phận, Hoa đào,Mùi cỏ cháy… (Điện ảnh); Con sẽ là cô chủ, Trung du, Qúa khứ không êm dịu, Lời ru muộn màng, Hoàng hôn dang dở, Hoa muống biển, Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ, Đôi vòng ngọc, Đứa con vùng đồi… (phim truyền hình). Tại giải Cánh diều vàng 2011, với những khuôn hình đầy sáng tạo trong bộ phim điện ảnh Mùi cỏ cháy, anh đã xuất sắc đoạt giải Quay phim xuất sắc nhất. Bộ phim điện ảnh mới nhất của anh là Trên đỉnh bình yên của đạo diễn Hữu Mười, sẽ ra mắt khán giả trong năm nay. Hơn 20 năm cầm máy quay, những năm gần đây, NSƯT Phạm Thanh Hà bắt đầu nghĩ tới việc chia sẻ kinh nghiệm của mình cho những đồng nghiệp trẻ cũng như học viên quay phim thông qua những bài giảng, những bài viết chuyên môn đăng trên các tờ báo chuyên ngành. Cuốn sách Quay phim điện ảnh và truyền hình là tác phẩm lý luận đầu tiên của anh được xuất bản. NSƯT Phạm Thanh Hà chia sẻ: “Hiện nay, dù phương tiện ghi hình đã trở nên phong phú và tiện lợi. Cuộc Cách mạng số trong điện ảnh và truyền hình đem lại nhiều khả năng, phương án thể hiện ngôn ngữ, nhưng những nguyên lý kinh điển của tạo hình vẫn được bảo toàn trong sự phát triển của những nền công nghiệp hình ảnh”. Chính vì thế, cuốn sách Quay phim điện ảnh và truyền hình hướng đến những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong quay phim điện ảnh và truyền hình; những kiến thức tạo hình căn bản, trong đó tập trung phân tích các kỹ năng hình ảnh và phương pháp biểu hiện ngôn ngữ điện ảnh truyền thống mang tính giáo khoa. Bên cạnh đó, cuốn sách còn phân tích những đặc thù, tiêu chí khác nhau của việc thu hình giữa điện ảnh và truyền hình; giới thiệu mở rộng, chuyên sâu về một số kỹ năng quay phim đặc biệt khác như quay nội cảnh, ngoại cảnh, quay chân dung, quay kỹ xảo, quay phối hợp nhiều máy… Quay Phim Điện Ảnh Và Truyền Hình NXB Chính Trị 2015 Phạm Thanh Hà, 370 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1SiYUVpH5d-YNwpcc4Kp7_S78qYKMEKVZhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1