Quốc Sử Di Biên-Thượng, Trung, Hạ (NXB Khoa Học Xã Hội 2014) - Phan Thúc Trực, 830 Trang

Discussion in 'Lịch Sử, Địa Lý' started by quanh.bv, Apr 10, 2016.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Quốc sử di biên tên đầy đủ là Đỉnh tập Quốc sử di biên, là một quyển sử tư nhân, viết theo lối Hán văn cổ, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử của triều đình còn bỏ sót hoặc đề cập chưa chính xác. Sách được Phan Thúc Trực viết vào thời nhà Nguyễn. Tư liệu viết: Trước đây làng Phan Thúc Trực ở có một dải sông Cẩm Giang nhiều năm bị lụt, ruộng đồng bỏ hoang không cày cấy được. Thúc Trực đỗ quan về giúp dân khai ngòi, đắp bờ. Từ đấy, việc chứa hay tháo nước là tuỳ sự từng mùa, nhờ đó nông dân được lợi. Sau khi mất người làng nhớ công lập đền thờ...
    Như vậy chúng ta có thể biết Phan Thúc Trực (1808-1852) là một vị quan tân tiến ưu tú đã biểu lộ tài năng ở cuối đời Thiệu Trị - đầu đời Tự Đức, rất được vua Tự Đức quý trọng. Trong các sách của Thúc Trực có cuốn Quốc sử di niên là một trong những công trình rất quan trọng mà ông đóng góp với lịch sử nước nhà. Nội dung cuốn sách được chia làm 3 tập: Thượng, Trung, Hạ. Ba tập đều chép lên đầu mỗi tập câu Quốc triều Đại Nam kỷ hoặc Đại Nam kỷ.
    Tập Thượng đầu tiên nêu “Tham bổ ngọc phả đế hệ” chép họ tên và chức vụ 15 người tổ tiên trước Nguyễn Hoàng và giản sử của Hoàng khảo Hiếu Khang hoàng đế (thân phụ Thế Tổ), rồi sau bắt đầu thuật lại những việc trọng đại dưới triều Thế tổ Cao hoàng đế từ Nhâm Tuất đến Gia Long năm thứ nhất (1802) đến Ất Mão năm thứ 18 (1819). Cuối tập có tham bổ phụ bài “Thế tổ tế Tống hậu”. Tập Thượng này gồm 19 tờ, mỗi tờ 18 dòng, mỗi dòng đủ 20 chữ.
    Tập Trung, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Minh Mệnh, Thánh tổ Nhân hoàng đế khoảng từ Canh Thìn, Minh Mệnh năm thứ nhất (1820) đến Canh Tý năm thứ 21 (1840). Cuối tập có phụ lục: tham bổ Ngoại truyện (dẫn Trần – Lê ngoại truyện); chiếu dụ và bia ký, bổ dật triều Gia Long và triều Minh Mệnh; các điều trong mục lục Minh Mệnh chính yếu; việc tổng chấn truyền cấm hào dân nhân lễ Đại khánh năm Đinh Hợi (1827) thượng dụ tháng 12 năm Minh Mệnh thứ 8, thơ của Đặng Văn Khải tỉnh Bình Thuận (nghĩa thơ văn có liên quan về đường biển Nam Dương); tập thơ Phong trúc của Ngô Thế Lân; bản tên các tổng, huyện, phủ thuộc các tỉnh Bắc Kỳ, thời khắc ngày đêm theo mặt trời mọc, lặn, bài biểu của Nguyễn Văn Thành (quận Thành) về luật lệ; những câu đối hay của các quan trong những năm Nhâm Thìn, Quý Tỵ; tình hình tỉnh Cao Miên cuối đời Minh Mệnh; thơ Đa nam ngự chế và thơ Bình đài của vua làm; cuối cùng là mấy lời về Lê Văn Khôi. Cả tập cộng 212 tờ.
    Tập Hạ, trình bày những sự kiện lịch sử dưới triều Thiệu Trị Hiến tổ Chương hoàng đế từ Tân Sửu, Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) đến Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847). Cuối tập có phụ: Tham bổ Ngoại truyện, việc lục tuyển khoa năm Bính Ngọ (1846), tên các cung, điện, đài, các, đường lâu của hoàng gia tại Kinh thành Thuận Hoá; danh sách những người đỗ thi Đình khoa Giáp Thìn (1844), đầu đề văn sách khoa Đinh Mùi(1847) và danh sách những người đỗ thi Đình khoa năm ấy, tờ chiếu phong Hoàng thái tử năm Gia Long thứ 15 (1816), tên những người trong hoàng tộc được phong năm Gia Long thứ 16 (1817); tên các con trưởng công thần được phong năm Gia Long; bảng đỗ thi Đình năm Nhâm Dần (1842); mục lục ngự chế thi văn của vua Thiệu Trị... cộng 51 tờ...
    Ngoài ra Quốc sử di biên về phương diện kỹ thuật, còn có một số đặc điểm nữa thí dụ như: Đối với tên người, sách này nói theo thói quen cổ lai của Việt Nam, cứ gọi chung chức với tên.
    Tuỳ phần phụ thêm “tham bổ” để bổ sung những sự kiện lịch sử hữu quan.
    Chú trọng miêu tả những nét đặc điểm của nhân vật đối với một nhân vật nào đó, sách này thường chép phụ thêm cả dật sự, giai thoại hoặc thi văn.
    Biên chép nhật kỳ cũng tương đối kỹ càng, nhiều chỗ ngoài năm và tháng, còn chép cả ngày nữa.
    Đối với việc bí mật trong cung đình cũng chú ý. Thí dụ như vì vấn đề triều đình Gia Long lập thái tử mà biểu lộ sự đối lập giữa các trọng thần; việc vua Minh Mệnh đối với cận thần Hà Tông Quyền (thực lục chép là Hà Quyền) tín dụng, sủng ái và hậu quả thế nào, vấn đề nối ngôi vua Minh Mệnh; vua Thiệu Trị mất đề có đề cập...
    Với nội dung phong phú rất đặc trưng như vậy, Quốc sử di biên được giới sử học đánh giá là một công trình chiếm được địa vị trọng yếu trong loại sử triều Nguyễn.
    Hy vọng cuốn sách không chỉ nhận được sự đánh giá và quan tâm của giới nghiên cứu lịch sử mà còn nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của bạn đọc xa gần trong cả nước.
    • Tên sách: Quốc Sử Di Biên-Thượng, Trung, Hạ
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2014
    • Tác giả: Phan Thúc Trực
    • 830 Trang
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/quoc-su-di-bien-thuong-trung-ha-51008.html
    http://sachviet.edu.vn/threads/dvd-...lich-su-viet-nam-tu-co-dai-den-hien-dai.3869/

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page