Quốc Sư Hưng Thiền Đại Đăng Và Sơ Kỳ Thiền Tông Nhật Bản Kenneth Kraft Thuần Bạch dịch 319 Trang Ấn bản đầu tiên của một trong những bình chú trước ngữ của Đại Đăng vào năm 1944 do D. T. Suzuki đưa ra và sơ kỳ Thiền tông Nhật Bản (120 tắc công án). Năm 1967 Yanagida Seizan chú ý đếnvăn bản trước ngữ trong Đại Đăng Ngữ Lục: “Trước ngữ của Đại Đăng về bình tụng của Tuyết Đậu được trau chuốt tài tình vượt bậc, và đã phản ánh trình độ chứng nghiệm Thiền cao tột. Vẻ sáng đẹp của văn học Thiền nằm trong sự gợi ý của trước ngữ và chiều sâu tâm thức đã thẩm thấu vào đó”. Năm 1968 vị trụ trì thiền viện chi nhánh của Đại Đức tự đưa ra ánh sáng bản bình chú trước ngữ của Đại Đăng về Bích Nham Lục đã duyệt lại rất giá trị. Hiranosòjò biên tập và xuất bản tác phẩm này năm 1971. Năm 1983 những vị phụ trách Viện Bảo Tàng Quốc Gia Kyoto khám phá một phần đoạn văn thư cổ gồm 550 trước ngữ với lời ghi cuối sách của một vị tăng, sau này được thẩm định là bút tích của Đại Đăng. Một năm sau đoạn văn thư còn lại được tìm thấy và xác minh. Văn thư này của Đại Đăng là tuyển tập trước ngữ đầu tiên ở Nhật. Chúng ta đều biết Thiền không tin vào ngôn thuyết cũng như văn tự. Cho rằng giác ngộ thâm triệt nhất không thể nói ra lời hoặc ngay cả diễn dịch thành ý niệm, Thiền tự định nghĩa là “dĩ tâm truyền tâm” tức là “bất lập văn tự”. Thiền sư thường được miêu tả như là ra ngoài sự gò ép của ngôn thuyết qui ước qua những tiếng hét, đánh, khoa tay múa chân, im lặng, và những hình thức diễn tả không bằng lời nói. Link download http://hoavouu.com/images/file/62FBPmAx0QgQAOVU/quocsudaidangthientongnhatban.pdfhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1