Sinh thái nhân văn là khoa học dựa trên nguyên tắc quan hệ có hệ thống giữa xã hội loài người (Hệ xã hội) và môi trường thiên nhiên (Hệ sinh thái), làm thành hệ sinh thái nhân văn. Mục đích của hệ sinh thái nhân văn là tìm hiểu và nhận biết các đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống này với nhau và sự hình thành những hình thái đặc trưng trong hệ xã hội và hệ sinh thái1. Nghiên cứu và đào tạo sinh thái nhân văn có mặt ở Việt Nam từ cuối những năm 1990, trong khuôn khổ hợp tác giữa Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), Trung tâm Đông Tây (EWC) của Hoa Kỳ và Mạng lưới Hệ sinh thái Nông nghiệp các Trường Đại học ở Đông Nam Á. Kể từ đó đến nay, sinh thái nhân văn đã trở thành một môn học chính thức trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học trong cả nước. Sinh thái nhân văn là khoa học liên ngành dựa trên tiếp cận hệ thống, đã và đang thể hiện tính ưu việt trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng trong bối cảnh xã hội luôn luôn thay đổi. Bộ Sách Giới Thiệu Những Kiến Thức Thời Đại Sinh Thái Học Nhân Văn NXB Thế Giới 2002 Olivier Georges Huy Yên, Võ Bình (dịch) 155 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1G0yBm87ObRrgUi0ivG5100ZMqDg7ANhphttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1