Trong lịch sử nhân loại nói chung, Socrate đã nghiễm nhiên là một trong những nhân vật lớn nhất, ngang hàng với Khổng Tử, Phật Thích ca và Jesus. Thân thế, đời sống đơn sơ và gương mẫu của ông nhất là cái chết anh dũng của ông là những kỉ niệm còn được ghi sâu nhất trong ký ức mọi người. Hơn nữa với thời đại chúng ta, hình như người ta còn nổ lực hơn để làm sống lại những gì xem ra càng huyền bí trong kho tàng sử liệu man mác những mông lung về con người và lịch sử ấy. Những triết gia, những học giả cả Đông lẫn Tây đều không ngớt ca tụng và nghiên cứu con người ấy trong sách vở hoặc trong những luận án đối chiếu. Riêng trong lịch sử triết học Hi Lạp và Tây Phương hình ảnh tiêu biểu của Socrate càng có vẻ linh động hơn. Nghiễm nhiên Socrate đã được coi là lằn ranh giới phân đôi lịch sử triết học thành một bên là triết học trước-Socrate với trên dưới bốn hay năm thế kỷ trước Tây lịch là một bên là triết học sau-Socrate và trên dưới 20 thế kỷ sau Tây lịch. Hơn nữa, trong lập trường và chủ trương rất đối nghịch nhau, nhưng nhiều khuynh hướng triết lý đã chỉ căn cứ vào tên tuổi của Socrate để làm thế giới hầu như tuyệt đối cho lý thuyết của mình. Qua cái nhìn sơ lược trên ảnh hhưởng của Socrate, đôi khi không khỏi nảy sinh ra trong đầu óc ta một ý nghĩ kỳ khôi rằng: tuy đến với ta như một kẻ trần truồng, ngu si khộng một sử liệu rõ rệt, không một lý thuyết hay một sáng tác nhỏ mọn, tại sao Socrate đã được lịch sử ca tụng ông như một kẻ đứng ở giới tuyến của minh triết (Sagesse) và triết học (Philosophie)? Tủ Sách Đạo Sĩ Triết Gia Và Nghệ Sĩ Nhân Loại Socrates NXB Quế Sơn 1971 Lê Tôn Nghiêm 121 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1rgF3AuYbrr8ohdKcdRrkWniza5r2P1Y3https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1