Năm 1945, Mặc Khải tham gia phong trào “Thanh niên Tiền phong”, khởi nghĩa ở Ngã ba Trung lương, tỉnh Tiền giang. Sau đó, ông gia nhập bộ đội Trung lương, rồi công tác ở Bộ Tư lệnh Khu 8 và cuối cùng chuyển về chiến đấu trên địa bàn của quê hương. Sau năm 1957, Mặc Khải chuyển địa bàn hoạt động về nội thành, dùng ngòi bút thay súng gươm để tiếp tục cuộc đấu tranh vì một nền hòa bình, thống nhất cho đất nước. Cùng với nhiều nhà văn, nhà báo tiến bộ như Trần Tuấn Khải, Lữ Phương, Thuần Phong, Vũ Hạnh, Phong Sơn, Kiên Giang, Bình Nguyên Lộc, Hàn Song Thanh v.v… Mặc Khải tham gia hoạt động và viết bài cho tờ “Tin văn” xuất bản tại Sài gòn. Đây là một tờ báo tiến bộ, hoạt động công khai với tôn chỉ mục đích là “dân tộc, dân chủ, đẩy lùi áp bức, bất công”. Theo tác phẩm “Nọc độc văn học thực dân mới Mỹ” của nhà nghiên cứu – phê bình văn học Trần Trọng Đăng Đàn do Nhà xuất bản TPHCM xuất bản năm 1983 thì tờ Tin văn chính là “cơ quan ngôn luận của văn nghệ cách mạng” thuộc lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong tác phẩm “Địa chí Văn hóa TPHCM” do nhóm giáo sư Trần Văn Giàu, Nguyễn Công Bình và nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng làm chủ biên, được Nhà xuất bản TPHCM xuất bản năm 1988, ở phần nghiên cứu văn học thập niên 1960 – 1970 cũng có viết “Ta đánh địch rất mạnh trên các mặt tranh luận lý thuyết, tư tưởng chính trị, tập trung nhất là trên báo Tin văn”. Sau này, khi tờ “Tin văn” bị chính quyền ngụy đóng cửa, Mặc Khải lui về Lộc ninh và tiếp tục sự nghiệp sáng tác thơ văn của ông theo tinh thần kháng chiến. Ông mất ở Lộc ninh năm 1982. Sông Nước Cổ Chiên (Thơ) NXB Thiềng Đức 1972 Mặc Khải 53 Trang File PDF-SCAN Link download http://thuvienbinhduong.org.vn/Default.aspx?ModuleId=110922https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1