Sự Biến Đổi Của Làng-Xã Việt Nam Ngày Nay (NXB Khoa Học Xã Hội 2000) - Tô Duy Hợp, 266 Trang

Discussion in 'Xã Hội Học' started by nhandang123, Jun 27, 2017.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    upload_2024-3-5_16-12-14.png
    Vì sao làng xã cổ truyền có sức mạnh như vậy? Làng là một đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt ở nông thôn, có địa vực, cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, phong tục, tập quán, tâm lý, quan niệm, tính cách và cả “hương âm”, "thổ ngữ" tức "giọng làng" riêng, hoàn chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử. Đặc biệt, để duy trì trật tự, nền nếp, mỗi làng đều có hương ước, được coi như bộ luật của làng. Hương ước là lệ làng được văn bản hóa, quy định chặt chẽ về cơ cấu tổ chức; yêu cầu công khai, minh bạch về bầu bán, bãi miễn các chức vị trong làng; phân bổ thuế, phân chia ruộng đất công; về tuần phòng; về lễ nghi, tín ngưỡng; về lệ hôn thú, tang ma; về tương trợ, cứu tế; về khai sinh, khai tử, học hành và xử phạt vi phạm… Có thể nói mọi quan hệ trong làng xã đều được quy định trong hương ước. Hương ước do chính dân làng soạn thảo, nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương; hằng năm hương ước đều được tuyên đọc một lần tại đình làng, để ai cũng nhớ, cũng thuộc và những điều khoản không còn phù hợp cũng thường được sửa đổi. Đặc điểm của làng xã cổ truyền là tự trị, tự quản. Nhà nước chỉ can thiệp vào làng xã trong việc thu thuế, bắt lính; xử lý những vụ án hình sự, hay những vụ tranh chấp dân sự làng không hòa giải được; can thiệp khi có dịch bệnh lớn…còn lại thuộc quyền tự trị, tự quản của các làng xã.
    • Sự Biến Đổi Của Làng-Xã Việt Nam Ngày Nay
    • NXB Khoa Học Xã Hội 2000
    • Tô Duy Hợp
    • 267 Trang
    • File PDF-SCAN
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1wuIQV4d2VzGtWxSYDRoYlTw3cTljXjKY
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited by a moderator: Mar 5, 2024

Share This Page