Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận (NXB Tri Thức 2012) - Karl Popper, 272 Trang

Discussion in 'Triết Lý Học' started by admin, Jun 20, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Được viết trong giai đoạn Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai và nhanh chóng trở thành một trong những tác phẩm quan trọng của ngành lịch sử triết học đương đại, Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận (The Poverty Of Historicism) mang sứ mệnh góp phần tạo ra một phương pháp luận hướng tới một thế giới hòa bình, tự do và thịnh vượng.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Trong Sự Nghèo Nàn Của Thuyết Sử Luận, Karl Popper đưa ra lời phê bình đối với một phương pháp luận có nhiều khuyết điểm nhưng lại rất phổ biến lúc đương thời - thuyết sử luận - và từ đó ông đề xuất những cải tiến đối với phương pháp nghiên cứu nghiên cứu khoa học xã hội. Tác phẩm phê phán một cách tinh tế và xác đáng đối với huyền thoại về cái gọi là "Định mệnh lịch sử" (historical destiny) và "Tất định luận lịch sử" (historical determinism). Đó là những thuật ngữ của thuyết sử luận để chỉ quan điểm cho rằng lịch sử tiến hóa theo một quy luật phổ quát, đơn nhất và khách quan đối với con người. Vì thế, những người theo thuyết sử luận hy vọng rằng bằng cách nghiên cứu quá khứ, ta có thể nhận ra các khuôn mẫu (pattern, paradigm), có thể nắm bắt và dự đoán được quy luật phát triển xã hội. Thậm chí họ còn tin rằng họ có thể thiết kế cấu trúc một xã hội mới sao cho phù hợp với những bước tiến hóa tiếp theo của lịch sử. Và đó là cách mà những con người sử luận đưa nhân loại vào với những "giấc mơ" của họ (mà hóa ra lại là "cơn ác mộng" của tất cả những người còn lại)**.

    Bằng lối lập luận cứng rắn, Karl Popper lên án những người đã quy giản quá trình tiến hóa của xã hội loài người thành "lịch sử đấu tranh giai cấp", "lịch sử đấu tranh của các chủng tộc thượng đẳng", "lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật", .v..v.; phê phán vì những quan điểm này đều loại bỏ những yếu tố bất định do con người - nguyên tử cấu thành xã hội - gây ra đối với quá trình phát triển của xã hội. Như ngay ở Lời tựa, ông đã viết: tri thức là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội, nhưng dù tri thức khoa học phát triển đến mức độ nào đi nữa thì đều không thể tự nó tiên đoán được sự phát triển của tri thức trong tương lai, vì vậy, khả năng dự đoán sự phát triển của xã hội là một ảo tưởng. Sau khi lần lượt bẻ gẫy từng cơ sở của thuyết sử luận, tác giả trình bày quan điểm bất định luận lịch sử (historical indeterminism) của mình. Ông nghi ngờ việc có tồn tại một (hay một tập) định luật phổ quát nào đó chi phối sự phát triển của xã hội loài người, từ đó nghi ngờ cả việc dự đoán tiến trình của lịch sử. Ông cũng không tin rằng có thể thiết kế và xây dựng một xã hội dựa trên "bản thiết kế tổng thể" của một tay "kỹ sư thiết kế xã hội" nào đó. Vì tương lai là vô định, liên tục thay đổi, nên để cải tiến xã hội, ông cho là phải áp dụng phương pháp "thử-sai" ở từng chi tiết nhỏ ("kiến dựng phân mảnh") chứ không phải là bằng cách phá bỏ toàn bộ xã hội cũ để xây dựng một xã hội hoàn toàn mới theo một "tiên đoán" của một "kỹ sư sử luận" nào cả.
    • Tựa sách: Sự nghèo nàn của thuyết sử luận
    • Nguyên tác: The poverty of historicism – Routledge, 1974
    • Tác giả: Karl Popper
    • Thể loại: Triết học – Chính trị
    • Người dịch: Chu Lan Đình
    • Nhà xuất bản: NXB Tri Thức
    • Năm xuất bản: 2012
    • Số quyển / 1 bộ: 1
    • Hình thức bìa: Bìa mềm
    • Số trang: 272
    • Kích thước: 12 x 20 cm
    • Giá bìa: 55.000 VNĐ
    • Ngày hoàn thành ebook: 01/01/2016*
    Link Download
    http://nitroflare.com/view/7BE0FD3F1FCCC73/
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

    Last edited: Apr 25, 2018

Share This Page