Sửa Đổi, Bổ Sung Chế Định Quyền Con Người, Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân Và Các Chế Định

Discussion in 'Nghiên Cứu Pháp Luật' started by admin, Nov 2, 2014.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Sửa Đổi, Bổ Sung Chế Định Quyền Con Người, Quyền Và Nghĩa Vụ Cơ Bản Của Công Dân
    Và Các Chế Định Khác Trong Hiến Pháp 1992
    Phạm Hữu Nghị, Bùi Nguyên Khánh
    NXB Khoa Học Xã Hội 2002
    364 Trang

    Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001) đến nay đã trải qua 20 năm thi hành. Với tính chất là văn bản chính trị - pháp lý nền tảng của quốc gia, Hiến pháp năm 1992 đã góp phần to lớn vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời gian qua.

    Trước những thay đổi nhanh chóng của bối cảnh quốc tế và trong nước, đặc biệt trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua và thực tiễn cuộc sống đang có nhiều vấn đề mới đặt ra, một số quy định của Hiến pháp năm 1992 không còn phù hợp. Nhận thức rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là yêu cầu khách quan, cần thiết, là công việc đặc biệt quan trọng, cần có quan điểm và cách nhìn toàn diện, biện chứng, cụ thể, lịch sử, có cách làm khoa học, thận trọng, tránh tư duy tư biện, xa rời thực tiễn,Đại hội XI của Đảng đã đề ra chủ trương: "Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001) phù hợp với tình hình mới". Tiếp đó, Hội nghị lần thứ hai và lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã xác định những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, các định hướng lớn và quy trình tiến hành.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Theo đó, các vấn đề về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo vệ Tổ quốc, tổ chức bộ máy nhà nước, quyền con người, đặc biệt là về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được khẳng định là những trọng tâm của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung. Các đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 phải dựa trên kết quả tổng kết sâu sắc thực tế thi hành bản Hiến pháp này và các đạo luật có liên quan; quán triệt đầy đủ yêu cầu thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; tiếp tục kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp.
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page