Nói tới quá trình hiện đại hóa của văn học hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX, ai cũng phải nghĩ tới Trương Vĩnh Ký. Nhưng khác với những hiện tượng như Nguyễn Đình Chiểu mà hơn một thế kỷ qua bất cứ lực lượng chính trị hay văn hóa nào ở Việt Nam cũng phải khẳng định hay thừa nhận, đây lại là một hiện tượng đa diện và đa nghĩa. Hình thành trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt ở đó quá trình tái cấu trúc xã hội gắn liền với thảm kịch vong quốc của dân tộc và gần như thường xuyên được kiểm nghiệm lại trong các quá trình tái cấu trúc xã hội khác nhau suốt hàng trăm năm qua, Trương Vĩnh Ký với văn nghiệp của ông đã thật sự trở thành một biểu trưng về sự so le giữa các tiến trình văn hóa và chính trị từng diễn ra trong đất nước. Việc đặt Trương Vĩnh Ký vào quá trình tái cấu trúc xã hội ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX để tìm tới một phương hướng nhận định chính xác và công bằng về ông do đó là điều cần được đặt ra. Sương Mù Trên Tác Phẩm Trương Vĩnh Ký NXB Văn Học 1994 Bằng Giang 318 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1_x7B4GlIBFiKoELIvXX7onzk1wFk3-bwhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1