Tài Mạng Tương Đố (NXB Nguyễn Văn Của 1925) - Nguyễn Chánh Sắt, 123 Trang

Discussion in 'Địa Chí Sài Gòn-TP. Hồ Chí Minh' started by admin, Aug 8, 2015.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Tài Mạng Tương Đố
    NXB Nguyễn Văn Của 1925
    Nguyễn Chánh Sắt
    123 Trang

    Cuốn Tài mạng tương đố (tâm lý tiểu thuyết) được ông viết ra năm 1926, vào năm 57 tuổi. Nói là tâm lý tiểu thuyết nhưng kỳ thực chỉ là một truyện vừa. Bởi vì truyện chỉ dày 54 trang, co chữ 12. Trong khi đó, có tác phẩm của ông dài đến 400 trang. Chẳng hạn cuốn Man hoang (kiếm hiệp tiểu thuyết) được ông viết vào năm 1925.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
    Tài mạng tương đố hấp dẫn người đọc trước hết là vấn đề đạo đức, nhân nghĩa ở đời. Trong các sáng tác của Nguyễn Chánh Sắt, dù ở thể tài nào cũng toát lên một tư tưởng chung: đả phá bọn giàu sang bất lương, bên vực người nghèo khổ. Mặt khác, ông đề cao hạnh phúc cá nhân, xã hội công bằng. Tiểu thuyết Tài mạng tương đố xây dựng hai tuyến nhân vật rất rõ. Một bên là những kẻ giàu có, quyền cao, chức trọng, nhưng lại là một bọn bất lương. Đó là quan Đốc phủ sứ Phạm Nhất Thanh, Hai Chanh, vợ quan huyện, Tám Chỉnh, Đỗ Thị Bườn. Một bên là con người bé nhỏ trong xã hội nhiều ly loạn. Đó là những nhân vật mà tác giả có cảm tình như: Đỗ Khắc Xương, Từ Mộ Trinh, Nguyễn Hạo Nhiên, Trần Lệ Dung v.v…

    Nội dung hiện thực được tác giả đề cập đều phản ánh một phương diện hiện thực của xã hội Nam Bộ vào những năm đầu thế kỷ XX. Một xã hội trong buổi giao thời, đang làm đảo lộn cuộc sống nhiều gia đình, thay đổi nhiều thân phận, nhất là đối với tầng lớp quan lại, trung lưu. Nguyễn Chánh Sắt đau đớn ghi lại những sự kiện về những đau khổ, đổ vỡ, sự không hài hoà giữa con người và xã hội. Hiện thực ấy tuy chưa phong phú rộng rãi so với vài tác phẩm cùng thời nhưng vẫn có giá trị nhận thức, có tác dụng chuẩn bị cho dòng văn học hiện thực phê phán sau này. Chuyện ông Đỗ Khắc Thới, một “hào hộ phú gia” ở Chợ Gạo “nhưng bởi tánh ông từ thiện, chẳng khổ khắc và sâu mọt của ai, mà ông chỉ bố thí ra hoài (…) lại thêm luôn mãi 4 năm trời, mùa màng thất bát, cho nên gia vận phải suy vi, lần lần ruộng đất tiêu mòn, sau đó lâm trọng bệnh đành cầm nhà bán ruộng để thuốc thang mà vẫn không qua khỏi” [8; tr.9] Truyện tuy ngắn, nhưng ẩn chứa nhiều sự kiện, nhiều biến cố mà nhân vật phải trải qua. Điều này đã tạo sức hút lớn của truyện. Chẳng hạn, trong một thời gian ngắn, Đỗ Khắc Xương phải trải qua bao biến cố, thăng trầm của cuộc đời. Từ chuyện cứu được cô Từ Mộ Trinh khỏi chết đuối, đến việc cô này hôn; từ việc phải ra bắc vào nam cho đến việc bị bắt… tất cả sự việc nối tiếp nhau như có bàn tay tạo hoá sắp đặt trước.
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page