Đi qua mỗi làng xã, ghé thăm những ngôi chùa, ngôi đình, người ta thường bắt gặp những bia đá, chuông đồng, bệ tượng với những dòng minh văn chữ Hán và chạm khắc hoa văn trang trí. Đôi khi chúng nhòe mờ bởi mưa nắng rêu phong, khi chúng rõ nét cương hoạch cho ta thấy rõ truyền thuyết, sự tích và triều đại vua chúa ghi dấu ấn trên di tích và cả phong cách nghệ thuật không thể trộn lẫn, dù niên đại chưa rõ này. Hoa văn thoạt tưởng chỉ đóng vai trò làm đẹp, như tấm đăng ten thêu thùa phủ lên món đồ quý, nhưng thời nào cách vẽ chạm ấy, vô hình chúng đã vạch ra một tiến trình nghệ thuật, mà cuốn sách này đã tập hợp lại. Mỗi thời đại có thể có những motif riêng với ý nghĩa riêng. Nhưng việc dùng chung một vài hệ thống motif như tứ linh, bát bửu, bát hoa vẫn là phổ quát. Chỉ có cấu trúc của nó, dấu ấn tình cảm là đổi thay qua thời gian. Do đó mà chỉ nhìn vào con rồng, hoa sen, hoa cúc và phương án tổ hợp hoa văn là có thể đoán định thời đại và nét di biệt trong văn hóa từ thời Lý đến thời Nguyễn. Như vậy việc hệ thống hóa họa tiết trang trí cổ Việt Nam là cần thiết, trong quá trình vạch ra một cách hợp lý sự tiến triển của lịch sử nghệ thuật và thái độ nhân văn của người Việt thời phong kiến. Cuốn sách lời ít, hình nhiều, những mong đem đến cho bạn đọc cái nhìn chân xác đối với nghệ thuật cha ông tản mát ở làng xã Việt Nam, và cung cấp cho bạn đọc làm nghệ thuật hoặc yêu nghệ thuật những tư liệu tạo hình truyền thống. Bản Rập Họa Tiết Mỹ Thuật Cổ Việt Nam NXB Mỹ Thuật 2000 Nguyễn Du Chi, 176 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1G3lf6MHmRytlL1msGrI8wRFDUt3KKVQUhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1