Tam Tổ Trúc Lâm Giảng Giải (NXB TP HCM 1997) - Thích Thanh Từ, 226 Trang

Discussion in 'Tín Ngưỡng Tôn Giáo' started by quanh.bv, Oct 24, 2014.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Hỗ Trợ Diễn Đàn Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    Tam Tổ Trúc Lâm Giảng Giải
    NXB TP.HCM 1997
    Thích Thanh Từ
    226 Trang
    Phật giáo đời Trần mang đậm nét siêu thoát và quần chúng của Phật giáo Nguyên thủy ở Ấn Độ. Xưa kia tại ấn Độ, một ông Hoàng Thái Tử chứng kiến nỗi đau muôn thuở của con người, Ngài quyết chí đi tu để tìm phương giải phóng con người ra khỏi vòng trầm luân khổ ải. Ngài đã thực hiện được chí nguyện, sau khi chứng đạo thành Phật dưới cội Bồ đề, và tiếp tục đi rao giảng phương pháp giải thoát hơn 40 năm. Sau trên 19 thế kỷ, ở Việt Nam đời Trần, vua Trần Nhân Tông cũng thấm thiết nỗi đau khổ của con người, Ngài từ bỏ ngai vàng vào núi Yên Tử tu hành được ngộ đạo thành Tổ, và ngót 20 năm đi truyền bá khắp nơi, lập thành hệ phái Trúc Lâm Yên Tử. Tiếp theo sau, một vị Trạng Nguyên cũng cùng một tâm tư ấy, từ quan đi tu ngộ đạo thành Tổ thứ ba của phái Trúc Lâm Yên Tử. Đức Phật và chư Tổ Trúc Lâm Yên Tử cùng một nguyện vọng một tâm tư vì giải thoát sanh tử cho chính mình và độ chúng sinh thoát khỏi trầm luân muôn kiếp nên đi tu. Đây là giá trị chân thật cũng là danh dự lớn lao của Phật giáo Việt Nam, khiến chúng ta không hổ thẹn với các nước Phật gíáo bạn.
    Với tinh thần khôi phục lại Phật giáo đời Trần, chúng tôi cho xuất bản quyển Tam Tổ Trúc Lâm để giới thiệu cùng Phật tử Việt Nam có cơ hội nghiên cứu và học tập. Lý đáng chúng tôi phải căn cứ một nguyên bản chữ Hán và cho in đầy đủ ở phần sau. Song vì những quyển Tam Tổ Thực Lục, Tam Tổ Hành Trạng…còn nhiều thiếu sót, nên chúng tôi không thể căn cứ vào một bản được, mà còn phải góp nhặt tra cứu những bản liên hệ như : Thánh Đăng Lục, Thiền Tông Bản Hạnh…để bổ túc. Sau này những tập Văn Học Đời Lý, Văn Học Đời Trần của ông Ngô Tất Tố, Phật Giáo Sử Luận của Nguyễn Lang và Thơ Văn Lý Trần của nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội giúp tư liệu khá nhiều cho chúng tôi, cộng thêm các bộ Quốc Sử càng làm sáng tỏ hơn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa hài lòng về vị Tổ thứ ba (Huyền Quang), vì quyển Tổ Gia Thực Lục do người trong thân tộc ghi chép đời Ngài, không phải một đệ tử xuất gia thân tín ghi. Cho nên những việc tạp thì ghi đủ, còn việc truyền pháp, đắc pháp, vấn đáp, giảng đạo thì ghi quá đơn lược. Vì vậy, phần sử của Ngải nhiều điểm còn nghi vấn chưa được sáng tỏ.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page