"Viết văn chỉ là một thứ kỹ thuật, tương đối dễ học. Nhưng muốn sáng tác, em cần phải có cái gì trong lòng, để mà nói ra, bằng không, thì giã từ văn chương vậy“. Qua lời giảng của một nhà văn với giai nhân muốn học làm nữ sĩ trong truyện ngắn "Lầu 3 Phòng 7“ Bình- nguyên Lộc đã cố tình phân biệt hai động từ có ý nghĩa của hai hành vi khác nhau: "viết văn“ và „sáng tác“. Ông quan niệm rằng, đáng gọi "văn sĩ“ là người "đã vật lộn với tình cảm, với tư tưởng, đã lao khổ sáng tác, và rốt cuộc, đẻ ra được những cái gì bền vững…“, và đối với văn sĩ, người mà theo thói thường được gọi là „người viết văn“, thì "viết văn nào phải để leo lên đâu đâu?“ (Lầu 3 Phòng 7) mà là để „dồn tất cả tinh hoa đã thâu lượm... để sản xuất ra tác phẩm nghệ thuật“ (Người Ðờn Ông Ðẻ). Muốn có được những tinh túy đó nhà văn không phải chỉ sử dụng tài năng kết chữ thành câu, kết câu thành truyện, mà còn có sự miệt mài làm việc của tim và óc, còn có sự thoát ly ra khỏi cái tháp ngà xa cách con người cũng như ra khỏi cái vùng tâm linh chật hẹp của chính mình. Ðọc "Ký Thác“ của Bình-nguyên Lộc để thấm thía quan niệm về con người trong các truyện của ông, con người với đầy đủ nhân phẩm, nhân vị, nhân cách trong mọi trạng huống và để cảm thụ một lời khuyên nhắn, cũng có thể là một mơ ước hay là một hy vọng của tác giả đặt để vào những ai muốn làm văn nhân. Ðó là sự trang bị cho chính mình những tư tưởng, suy nghiệm, ý thức tôn trọng mọi giá trị của cuộc đời bằng cách chấp nhận gian khổ của cuộc đời, cũng như của những cơn đau thai nghén để và vì sáng tác. Ký Thác NXB Bến Nghé 1960 Bình Nguyên Lộc 201 Trang File PDF-SCAN Link download https://drive.google.com/file/d/1aYdJNKFIi1LNy_vLymPCEiF_X8tjPnEZhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1