TCVN 9708-2013 - Ngũ Cốc Và Đậu Đỗ Bảo Quản - Hướng Dẫn Phát Hiện Nhiễm Động Vật Không Xương Sống

Discussion in 'Tiêu Chuẩn, Quy Chuẩn Việt Nam' started by nhandang123, Jul 22, 2015.

  1. nhandang123

    nhandang123 Moderator

    [​IMG]
    TCVN 9708-2013 - Ngũ Cốc Và Đậu Đỗ Bảo Quản - Hướng Dẫn Phát Hiện Nhiễm Động Vật Không Xương Sống Bằng Bẫy
    Trong ngành thực phẩm, hạt ngũ cốc là hàng hóa được buôn bán với lượng lớn nhất. Chúng thường nằm trong chiến lược dự trữ lương thực quốc gia. Hạt ngũ cốc có thể được bảo quản với thời gian và trong các điều kiện khác nhau, và thường mẫn cảm với sự lây nhiễm động vật không xương sống. Nguy cơ lây nhiễm thay đổi theo phương pháp bảo quản, thời gian, nhiệt độ và độ ẩm môi trường trong khu vực bảo quản. Tại các vùng nhiệt đới, ngay cả khi bảo quản trong thời gian ngắn cũng có thể tạo ra sự lây nhiễm gây hại đáng kể.
    Nếu hạt ngũ cốc bị nhiễm dịch hại thì thường bị hư hỏng, hao hụt chất lượng, mất giá trị kinh tế, làm giảm giá trị dinh dưỡng và có thể gây bệnh cho con người và động vật.
    Hạt ngũ cốc đã bị nhiễm dịch hại có thể trở thành nguồn lây nhiễm đáng kể đối với các hạt ngũ cốc nguyên vẹn. Sự lây nhiễm có thể dẫn đến từ chối phân phối, các vấn đề về hợp đồng, mất thị trường quốc tế, mất uy tín cũng như các vấn đề chứng nhận kiểm dịch thực vật theo Công ước quốc tế và Bảo vệ thực vật.
    Phát hiện sự lây nhiễm dịch hại cho phép xem xét ban hành các quyết định khi nào cần xử lý hạt ngũ cốc và xử lý như thế nào. Các biện pháp xử lý như vậy xem ví dụ đưa ra trong Phụ lục D, có thể có tác động đến việc sử dụng hạt ngũ cốc về sau trong các sản phẩm dự kiến sử dụng cho người và cho động vật.

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTZ3WGQHg04L1
     

    Zalo/Viber: 0944625325 | buihuuhanh@gmail.com

Share This Page